redseajsc
02-10-2012, 09:19 AM
Nhiều năm trở lại đây, người dân xã Yến Thành (Kinh Môn - Hải Dương) ăn nên làm ra nhờ cây hành (http://nhanonglamgiau.com/forum/threads/78-Han-che-tac-hai-cua-sau-xanh-da-lang-hai-hanh-la?p=76) hoa. Ưu điểm của loài cây gia vị này là rất dễ trồng, thu hoạch quanh năm...
http://dl.dropbox.com/u/10371220/nhanonglamgiau.com/tronghanh.jpg
Ảnh minh họa: tưới nước luống hành
Về xã Yến Thành vào bất cứ ngày nào cũng thấy cảnh trồng và thu hoạch hành hoa của người dân. Trên con đường bê tông thẳng tắp về làng thấy đâu đâu cũng là hành. Có ruộng hành đang thập thò nhú ánh, có ruộng hành đang phát triển dọc xanh non mơn mởn, ruộng khác người dân đang thu hoạch, người cắt, người nhặt. Tiếng cười được mùa vang khắp cánh đồng. Một mùi hăng hăng đặc trưng của hành bao trùm khắp các làng.
An Thủy là thôn trồng nhiều hành hoa nhất xã Yến Thành với gần 70 mẫu. Hành hoa được trồng ở An Thủy từ sau những năm 1980 nhưng bắt đầu phát triển từ 1993. Bác Quang Văn Lễ - Trưởng thôn An Thủy cho biết: “Hành là cây trồng chủ lực của thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết nhà nào cũng trồng hành, nhiều nhất là trên 1 mẫu, ít cũng phải 4-5 sào. Có rất nhiều hộ thoát nghèo nhờ trồng loại hành này. Đời sống người dân khá giả cũng nhờ hành”. Bác Lễ cho biết thêm, giá hành tươi lúc cao lên tới 7.000-8.000/kg, thấp cũng được 3.000-5.000/kg. Trung bình mỗi sào thu được 7 tạ/năm, mỗi năm thu hoạch từ 4-6 lần. Như vậy trung bình một năm người dân thu không dưới 150 triệu đồng/mẫu, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, thôn An Thủy là một điển hình giàu lên nhờ trồng hành. Ngày trước gia đình anh Thịnh phải chạy ăn từng bữa, nhưng khi thấy mô hình trồng hành phát triển anh cùng vợ mạnh dạn trồng thử. Ban đầu là 8 sào, sau gần 2 tháng thì hành cho thu hoạch. Do thu hoạch vào thời điểm hành được giá 6.000đ/kg gia đình anh thu được không dưới 40 triệu. Sau khi trừ mọi chi phí giống, phân bón, tính ra trồng hành lãi trên 70%. Hiện nay, anh Thịnh đã mở rộng diện tích trồng hành lên 1,3 mẫu.
Anh Thịnh cho hay: “Trồng hành không khó, cái khó là phát hiện và trị bệnh cho hành. Ban đầu làm đất nhỏ, lên luống cao khoảng 20- 25cm, trong khi làm đất trộn mỗi sào 3 tạ phân chuồng, 15kg lân với 15kg vôi bột. Hành trồng cao khoảng 50cm là thu hoạch”. Anh lưu ý, khi thu hoạch hành chỉ nên cắt phần thân còn bỏ lại phần củ bên dưới, xong tiến hành bón thúc để từ phần củ tỏi lên thành nhánh và phát triển thành thân. Cứ như vậy sau một năm thì làm đất và trồng lại. Khi thu hoạch anh chọn những gốc hành khỏe, không bị bệnh nuôi cho ra hoa và lấy hạt làm giống để trồng năm sau đồng thời bán cho các hộ gia đình khác trong thôn.
Những năm gần đây người làng An Thủy đã phát triển thêm nghề sấy hành khô. Đã có một số hộ xây dựng dây chuyền bán tự động sản xuất loại sản phẩm này. Bình quân mỗi dây chuyền phải đầu tư khoảng 80- 90 triệu đồng. Các chủ lò sấy nhận mua hành của người dân trong thôn, xã thuê người về nhặt sạch rồi cho vào lò làm công đoạn cuối cùng là cắt, sấy. Với công nghệ này đã tận dụng được lao động trong thôn từ người già đến trẻ nhỏ đều làm được với 60.000 đồng một ngày công. Cô Nguyễn Thị Lơ, chủ một lò sấy cho biết: “Mỗi ngày chúng tôi nhận mua 3-4 tấn hành tươi. Sau khi sấy xong thì bán cho các đơn hàng ở Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình… để làm gia vị mì ăn liền”.
http://dl.dropbox.com/u/10371220/nhanonglamgiau.com/tronghanh.jpg
Ảnh minh họa: tưới nước luống hành
Về xã Yến Thành vào bất cứ ngày nào cũng thấy cảnh trồng và thu hoạch hành hoa của người dân. Trên con đường bê tông thẳng tắp về làng thấy đâu đâu cũng là hành. Có ruộng hành đang thập thò nhú ánh, có ruộng hành đang phát triển dọc xanh non mơn mởn, ruộng khác người dân đang thu hoạch, người cắt, người nhặt. Tiếng cười được mùa vang khắp cánh đồng. Một mùi hăng hăng đặc trưng của hành bao trùm khắp các làng.
An Thủy là thôn trồng nhiều hành hoa nhất xã Yến Thành với gần 70 mẫu. Hành hoa được trồng ở An Thủy từ sau những năm 1980 nhưng bắt đầu phát triển từ 1993. Bác Quang Văn Lễ - Trưởng thôn An Thủy cho biết: “Hành là cây trồng chủ lực của thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết nhà nào cũng trồng hành, nhiều nhất là trên 1 mẫu, ít cũng phải 4-5 sào. Có rất nhiều hộ thoát nghèo nhờ trồng loại hành này. Đời sống người dân khá giả cũng nhờ hành”. Bác Lễ cho biết thêm, giá hành tươi lúc cao lên tới 7.000-8.000/kg, thấp cũng được 3.000-5.000/kg. Trung bình mỗi sào thu được 7 tạ/năm, mỗi năm thu hoạch từ 4-6 lần. Như vậy trung bình một năm người dân thu không dưới 150 triệu đồng/mẫu, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, thôn An Thủy là một điển hình giàu lên nhờ trồng hành. Ngày trước gia đình anh Thịnh phải chạy ăn từng bữa, nhưng khi thấy mô hình trồng hành phát triển anh cùng vợ mạnh dạn trồng thử. Ban đầu là 8 sào, sau gần 2 tháng thì hành cho thu hoạch. Do thu hoạch vào thời điểm hành được giá 6.000đ/kg gia đình anh thu được không dưới 40 triệu. Sau khi trừ mọi chi phí giống, phân bón, tính ra trồng hành lãi trên 70%. Hiện nay, anh Thịnh đã mở rộng diện tích trồng hành lên 1,3 mẫu.
Anh Thịnh cho hay: “Trồng hành không khó, cái khó là phát hiện và trị bệnh cho hành. Ban đầu làm đất nhỏ, lên luống cao khoảng 20- 25cm, trong khi làm đất trộn mỗi sào 3 tạ phân chuồng, 15kg lân với 15kg vôi bột. Hành trồng cao khoảng 50cm là thu hoạch”. Anh lưu ý, khi thu hoạch hành chỉ nên cắt phần thân còn bỏ lại phần củ bên dưới, xong tiến hành bón thúc để từ phần củ tỏi lên thành nhánh và phát triển thành thân. Cứ như vậy sau một năm thì làm đất và trồng lại. Khi thu hoạch anh chọn những gốc hành khỏe, không bị bệnh nuôi cho ra hoa và lấy hạt làm giống để trồng năm sau đồng thời bán cho các hộ gia đình khác trong thôn.
Những năm gần đây người làng An Thủy đã phát triển thêm nghề sấy hành khô. Đã có một số hộ xây dựng dây chuyền bán tự động sản xuất loại sản phẩm này. Bình quân mỗi dây chuyền phải đầu tư khoảng 80- 90 triệu đồng. Các chủ lò sấy nhận mua hành của người dân trong thôn, xã thuê người về nhặt sạch rồi cho vào lò làm công đoạn cuối cùng là cắt, sấy. Với công nghệ này đã tận dụng được lao động trong thôn từ người già đến trẻ nhỏ đều làm được với 60.000 đồng một ngày công. Cô Nguyễn Thị Lơ, chủ một lò sấy cho biết: “Mỗi ngày chúng tôi nhận mua 3-4 tấn hành tươi. Sau khi sấy xong thì bán cho các đơn hàng ở Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình… để làm gia vị mì ăn liền”.