phòng bệnh marek ở gà, các bác tham khảo thêm
Thời gian qua, bệnh Marek ở gà đã xuất hiện tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Nhằm giúp bà con biết cách phòng tránh cho đàn gà của mình, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất.
Bệnh Marek ở gà do nhà khoa học Hungary phát hiện năm 1907. ở Việt Nam, bệnh Marek xuất hiện vào năm 1978 với tên gọi “teo chân gà, “ung thư gà, “hội chứng khối u”...
Bệnh gây nên bởi virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm còn qua dụng cụ chăn nuôi hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng nuôi này sang khu chuồng nuôi khác.
Triệu chứng: Trọng lượng giảm, gà bỏ ăn, đi ngoài lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết 20- 70% ở đàn gà không tiêm vắc -xin. Khi thần kinh mề bị tổn thương, gà có mề và ruột rất nhỏ, gần như vô tác dụng.
Chẩn đoán: Mổ khám thấy các khối u ở gan, thận, phổi, buồng trứng và trong các tổ chức phần mềm khác.
Phòng bệnh: Dùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm.
Các loại thuốc để phòng bệnh gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn
B-Complex pha 1g/1 lít nước uống
ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn
Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. Đối với gà thịt 600 - 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 - 1.000g/250 kg thức ăn.
Điều trị: Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, sử dụng một trong các loại thuốc sau:
Gentacostrim pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn.
Neotesol 60 - 120 mg/1kg trọng lượng cơ thể
Synavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/1lít nước uống
Cosmixforte pha 1g/1 lít nước uống.
Đây là căn bệnh thường gặp gà ở mọi lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm.
|