Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 28-01-2013, 01:00 PM
nghiathanhwood nghiathanhwood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 177
Mặc định


Sạt lở lấn sâu vào đất liền tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

*Theo khảo sát của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường, từ năm 1975 đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sạt lở gần 2.000ha
 
Giải pháp tình thế

Hầu hết các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đều biết tác hại nghiêm trọng của việc sạt lở nhưng để khắc phục thì ngoài khả năng. Ngay từ đầu mùa mưa, tỉnh Cà Mau, triển khai hàng loạt biện pháp di dời khoảng 300 hộ sống ở những điểm có nguy cơ sạt lở cao, cấp áo phao cho người dân ven biển..., nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế. Chính quyền một số nơi khuyến cáo người dân sống ven bờ áp dụng biện pháp trồng cây chắn sóng, tháo vật cản để lưu thông dòng chảy...; đồng thời áp dụng một số biện pháp lâu dài như xây khu tái định cư cho người dân không có quỹ đất, không vốn. Anh Huỳnh Thanh Phú - Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Hồng Ngự - thống kê, huyện có 1.500 hộ cần phải di dời và đã trình bày dự án khu tái định cư 20ha ở xã Long Khánh A, tuyến dân cư 17... nhưng chưa được tỉnh phê duyệt vì thiếu vốn.
Cần Thơ có đồ án quy hoạch phòng chống sạt lở các sông rạch trên địa bàn. Theo đó, thành phố này đang có kế hoạch xây dựng 24 công trình bờ kè chống sạt lở trên sông, kênh, rạch với kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, dự kiến sẽ có 40% hộ dân sống ven sông rạch vào các khu đô thị mới, phấn đấu đến năm 2050 không còn nhà ven sông. Thế nhưng hiện nay, một số bờ kè vẫn chưa thực hiện do địa phương đang kêu gọi đầu tư. Trước mắt, tổ chức di dời những người dân trong vùng sạt lở ra khỏi nơi nguy hiểm. Tương tự, gần 2.000 hộ ven kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ngủ không yên giấc khi dự án bảo vệ đời sống người dân vẫn nằm trên giấy. Từ tháng 10-2009, Bộ Giao thông - Vận tải đã phê duyệt dự án nâng cấp tuyến kênh này để chống sạt lở, giúp người dân ổn định cuộc sống, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư với số vốn 4.000 tỷ đồng. Nhưng đã ba năm, tất cả vẫn còn nằm trên giấy với lý do quen thuộc: không vốn.

Vẫn diễn biến phức tạp


Tuyến đê biển tây nam cũng sạt lở đến mức báo động


Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, tình trạng sạt lở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động. Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường nhận định, nguyên nhân chủ yếu do nền đất yếu. Thời gian tới, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, đất, nước ở đồng bằng sông Cửu Long thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Các nhà khoa học cảnh báo, nhu cầu phát triển kinh tế với một số hoạt động khai thác tài nguyên như: chặt phá cây rừng, khai thác cát quá mức trên sông Hậu... làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số công trình xây dựng cặp bờ sông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đánh giá, bờ sông, rạch sạt lở là do mùa mưa lũ lưu lượng nước nhiều, dòng chảy mạnh tạo nên những hàm ếch xói sâu vào trong.

Một số nhà khoa học đưa ra giải pháp lâu dài như thiết lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long (chống xói lở, gây bồi, bảo vệ bờ sông...) và các kênh rạch. Nghiên cứu ứng dụng các công trình chủ động điều chỉnh phân lưu lượng hợp lý ở các đoạn sông để giảm thiểu sạt lở, đề xuất giải pháp hợp lý chống sạt lở các kênh rạch giao thông chính trong vùng. Tuy nhiên, để thực hiện cần số tiền tương đối lớn. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND tỉnh phê duyệt dự án chỉnh trị dòng chảy tuyến sông Hậu để giữ 4,3km khu vực TP.Long Xuyên với hơn 2.400 tỷ đồng. Như vậy, nếu triển khai ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ lên đến hàng triệu đô la. Vì vậy mà cho đến nay, các biện pháp phòng chống sạt lở ở khu vực này vẫn mang giải pháp tình thế. Cứ đến mùa mưa lũ, người dân lại nơm nớp lo khi dòng nước chảy xiết cuốn trôi bao tài sản và sinh mạng con người. Trong khi đó, biện pháp căn cơ vẫn là ẩn số chưa có lời giải do “thiếu vốn và không còn quỹ đất”.

Bài, ảnh: Thiện Thảo
Trả lời với trích dẫn