![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() toi trong 5ha keo tu thang 7 2010 da trong dam lai .nhung ko biet cach cham soc .toi da tham khao tai nhieu dc nhung chi dan so sai ko dang tin mong ace cam phien mach giup .xin cam on ![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() toi trong 5ha keo tu thang 7 2010 da trong dam lai .nhung ko biet cach cham soc .toi da tham khao tai nhieu dc nhung chi dan so sai ko dang tin mong ace cam phien mach giup . Mình thấy ở địa phương mình người ta trồng keo hầu như có chăm sóc đấu, chỉ có trồng rồi cây nào chết thì trồng dặm, người nào siêng năng là thỉnh thoảng dọn cỏ ở gốc cây còn đa số là bỏ cho đến khi có người đến mua nhưng năng suất vẫn cao như thường, mình nghĩ thì tùy thuộc vào chất đất rừng của bạn, chứ chẳng lẽ chăm sóc bón phân cho cây với diện tích lớn như thế được sao, vì cây keo tai tượng được xem là loại cây chủ lực để phủ trống đất rừng mà, nó có thể tự sống trong điều kiện khắc nghiệt mà không cần chăm sóc, có ai bảo chăm sóc cây rừng đâu. |
#3
|
|||
|
|||
![]() Vụ trồng rừng năm nay mình vừa trồng xong gần 30ha keo lai tại Phú Yên. Về cây keo nói chung thì không đòi hỏi chăm sóc gì nhiều lắm. Tuy nhiên cũng có 1 số kinh nghiệm như sau.
Thường sẽ trồng vào mùa mưa năm trước, qua tháng giêng năm sau (sau tết âm lịch) sẽ dọn cỏ (hoặc dọn chồi rừng), sau khi dọn xong bạn có thể bỏ phân NPK (Phân thì bỏ ít, khoảng 1 muỗng cafe thôi cho nên chỉ vài bao phân là đủ, chủ yếu là tốn tiền công). Bỏ phân nhằm mục đích cho cây đâm rễ sâu và bung tán che chồi rừng. Năm thứ 2 bạn cho công dọn chồi rừng 1 lần nữa là được. (Năm thứ 2 nêu kẹt tiền thì không cần vì cây keo bung tán rất tốt, do đó đa số các hộ dân chỉ làm chồi 1 lần nếu thiếu tài chính). Những năm tiếp theo thỉnh thoảng cho công đi rong cành, dọn cây gãy đổ, cắt cây leo tránh cho chúng đu bám cây keo. Chỉ có vậy thôi. Cho hỏi bạn trồng tại tỉnh nào vậy? |
#4
|
|||
|
|||
![]() Cách đây mấy chục năm, ViệtNam mới bắt đầu trồng rừng . Mỗi nơi trồng rừng, là Lâm Trường của nhà nước, thuê tuyển công nhân miền xuôi lên, có lán trại để ở, sinh đẻ con cái . Công nhân đi làm 8 tiếng, nhưng còn làm khoán, làm thêm giờ nữa . Có nhiều rừng cứ trồng là mọc, chăm sóc không đáng kể, chỉ một cán bộ đi tuần rảo, rồi công nhân đến giặm những cây thiếu, hay phát cỏ những chỗ cần phải làm cỏ là đủ . Nhưng có những rừng trồng chết hàng chục hecta, có những rừng hàng chục hecta trồng hàng chục năm mà cây tuy sống nhưng còi cọc nửa sống nửa chết . Tôi đọc tập san Nông Lâm, nghe nói đó là trồng sai giống cây. Đó là những nơi đất nghèo, ít nước, phải chọn trong những giông chịu hạn chịu nghèo (như Thông, Bạch Đàn, vân vân) mà lại phải đúng chất đất nữa thì mới sống được . Lúc ấy, cũng có những bài phê phán cán bộ chỉ huy thiếu kiến thức đầy đủ, gây nên thiệt hại tiền của của nhà nước . Bao nhiêu công lao của công nhân đổ ra, cây vẫn cứ chết hàng chục hecta, trong khi các nơi khác, cứ trồng là có rừng. * Đó là kinh nghiệm rất xa xưa, xin kể để bà con tham khảo . Riêng Keo, là cây được công ty trồng rừng InnovGreen chọn làm giống cây trồng ở biên giới miền bắc theo hợp đồng thuê đất 50 năm với chính phủ . Có lẽ nó đỡ công chăm sóc . * |
#5
|
|||
|
|||
![]() Chào Bác anhmytran,
Chính-phủ hợp-đồng để công-ty InnovGreen trồng rừng cho chính-phủ hay công-ty mướn đất của chính-phủ 50 năm vậy? Và hợp-đồng chừng nào mãn. Kính bác. |
#6
|
|||
|
|||
![]() Xem ở đây bác ơi: http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khc...tai-tuong/view |
#7
|
|||
|
|||
![]() Công ty InnovGreen vốn là ở Bắc Kinh, có chi nhánh ở HongKong,
có chuyên gia người Đài Loan, hợp đồng thuê đất miền núi Việt nam để trồng rừng, giá rất bèo bọt . Sau 50 năm thì hết hạn . * Khi InnovGreen vào ViệtNam, thì xảy ra nhiều vấn đề: họ làm đường xe hơi đi vào lâm trường của họ, xuyên qua nhiều rừng tốt cúa ta, và qua các bản làng . Đường đi thì có lợi cho cá mọi người, cá ta, cả Trung Quốc, nhưng tốn tiền của họ, và tốn đất của ta, mà cũng không rõ ai là chủ những đoạn đường đó ? Ngoài ra, một số đất ký kết lại trùm lên rừng tốt của ta, trùm lên nương rẫy và làng xóm của bà con, gây nên tranh chấp đất đai, và bà con bị đuổi khỏi đất hợp pháp của họ, mà không được đền bù thoá đáng . Một vấn đề khó nhìn ra nữa là các đất bỏ hoang cho InnovGreen thuê ấy, vốn là nơi bà con thả chăn Trâu Bò Dê Gà . Những nơi này không phải là đất bà con được quyền xài, nhưng vẫn là một nguồn thu nhập tốt . Bây giờ đất hoang đã mất, bà con mất một khoản thu nhập đáng kể. * Nạn thiếu đất miền núi đã xảy ra từ nửa thế kỷ nay, Năm 1974 tôi sống ở Cao Bằng, bà con còn phá rừng làm rẫy, bị chính phủ bắt phạt tiền . Bà con còn cãi: từ bao đời chúng tôi làm rẫy mà bây giờ bị cấm, bị phạt . Họ còn hoang sơ như vậy, mới dần dần biết đến có chính phủ . Sau đó, họ mới biết trồng rừng, từ khi chính phủ cho họ được trồng rừng để kinh doanh, kiếm sống . Thế nhưng InnovGreen đã nhanh tay hơn, và đã giành được nhiều đất để trồng rừng, tranh việc làm với bà con, ngoài chuyện tranh đất ruộng, đất nhà như đã kể trên, tuy rất ít. * Chính phủ đã ngừng cho InnovGreen thuê thêm đất, mà để dành đất cho bà con địa phương kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước. Bà con địa phương vẫn sinh đẻ đều . Họ không có nhà máy mà làm công, nên đất đai là vấn đề đang nóng lên, không biết chính phủ giải quyết ra sao. * Trong các nguồn tin trên Internet, thì người Việt than phiền về InnovGreen rất nhiều, nhưng trên YouTube thì phần lớn các Clips của InnovGreen ca ngợi công việc của họ . * Bà con rất dễ tìm đọc trên Internet, keyword "innovGreen" |
#8
|
|||
|
|||
![]() Cám ơn bác anhmytran rất nhiều. Vậy là công-ty thuê gần 300 ngàn mẫu rừng thượng-nguồn trồng rừng là công-ty nầy. Nhờ Bác giải-thích vậy nên tui hiểu thêm. Trước đây nghe bà con phản-đối, mà không biết ai mướn, giá mướn 1 mẫu trong 50 năm bằng tiền 1 tô phở, thì 300 ngàn tô phở cũng không phải nhỏ so với 1 vài người, nhưng nếu kéo dài 6 tỉnh biên-giới thì mình thua thiệt nhiều quá! Có nhiều người đề-nghị : - Thôi thì lấy đất lại, bồi-thường cho người ta để cứu dân. Nhưng không được chấp-thuận. Mà không hiểu họ trồng cây gì? Trồng xong rồi cây đem đi đâu? Nhưng điều tui sợ là : - Họ ủi đất trồng rừng, gây lũ lụt hạ nguồn - Mai đây, mãn hạn mướn, họ đồng-loạt khai-thác sạch cây rừng thì lại gây lũ lụt! Bác thấy tui nghĩ vậy có gần sự thật lắm không? Thân. |
#9
|
|||
|
|||
![]() Về giá thuê đất, tôi không rõ là bao nhiêu, vì tính bằng tiền
ViệtNam, lại tính theo mét vuông, mỗi nơi nói một khác. * Tôi chỉ nghĩ trước mắt ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ngay ở nơi trồng rừng, rồi sau đó sẽ có chuyện chuộc đất, thuê lại đất, vì giá rẻ, mà 50 năm thì giá lên rất nhiều. Nghe nói các quan cho thuê đất đều là người cấp tỉnh chứ không phải ở Hà Nội, rất gần gũi với dân . Có thể họ có bà con ở nơi trông rừng . Thế mà họ cho người ngoài tranh đất với bà con mình, thì nhẫn tâm chừng nào. * IG trồng cây Keo, là cây tôi chưa từng biết . Ngày xưa tôi làm thợ xẻ, thì biết mấy chục loại gỗ phổ biến, nhưng chưa hề nghe đến tên Keo bao giờ . Trong diễn đàn này có nói đến cây Keo, để lấy gỗ và lấy cellulo làm giấy. Làm thợ mộc thì tôi biết cây nào lấy cellulo thì gỗ rất xấu, và cây nào gỗ tốt thì không lấy cellulo được. * Chuyện khai thác Keo làm lũ lụt thì tôi không ngại, vì lúc ấy còn xa xôi lắm . Vả lại, có phải cho thuê đất thì họ muốn chặt rừng lúc nào không cần hỏi chủ nhà là được đâu. Vấn đề ở chỗ chủ nhà là những người ít học, chỉ chăm chăm kiếm chác, nên dễ gây họa thôi. |
#10
|
|||
|
|||
![]() Cám ơn bác anhmytran, Tui cũng chưa biết cây Keo. Không biết làm giấy có tốt hơn những loại cây thông-dụng như cây thông không? Loại cây nầy dễ trồng, mật-độ cao. Ở Úc (đất Úc nghèo dinh-dưỡng, thiếu nước) người ta trông rừng như sau : - Dùng dụng-cụ khoét lổ xoay bằng tay, đường kính 2tấc, sâu 2tấc. - Trồng cây con vào. - Tưới nước. - Cắm 1 que cạnh cây mới trồng, cho cây dựa, và cũng để trùm lên 1 nón nylon sậm màu hình chóp. - Vài tháng xem lại, trồng dặm cây chết. - Năm sau đáo lại, gở "nón". Thế là xong. Nhưng họ khai-thác cây rất có kế-hoạch, để không tổn-hại đến "tấm thảm thực-vật". Chống xoáy mòn và lũ lụt. Thân. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|