Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Diễn Đàn Nông Sản > Tin Tức Nông Nghiệp
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-01-2013, 09:35 AM
chinh186 chinh186 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 176
Mặc định Tây Nguyên hạn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thông thường ở Tây Nguyên, hạn hán chỉ diễn ra từ tháng 4 - 5 hằng năm. Tuy nhiên năm 2012 hạn đã đến từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 đến nay. Hạn trái mùa, hạn giữa mùa mưa đã làm hàng vạn ha cây trồng ở Tây Nguyên thiếu nước nước, chết cháy...
Cây trồng chết cháy

Những ngày này, chúng tôi về huyện Kông Chro, huyện được xem là bị hạn nặng nhất của tỉnh Gia Lai. Đi đến đâu cũng nghe nông dân than vãn: “8 năm rồi, năm nay mới thấy hạn khủng khiếp như thế này!”.

Ngô, bông mất trắng

Thống kê từ UBND huyện Kông Chro cho thấy, đến thời điểm này, 12/14 xã, thị trấn của huyện đã có trên 2.800 ha cây trồng bị thiệt hại do hạn (nặng nhất là thị trấn Kông Chro 726,5 ha, xã Chơ Glong 625,1 ha…). Tổng giá trị thiệt hại do hạn trên toàn huyện lên đến trên 39 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Biểu, Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết: Huyện chủ yếu SX cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích ngô, bông vải, đậu đỗ các loại đã bị mất trắng do hạn; lúa rẫy cũng chỉ còn 50%.

Là một trong những địa phương trọng điểm trồng ngô lai của tỉnh, những đến nay, 2.400 ha ngô của huyện đã bị chết cháy, thiệt hại từ cây ngô lên đến gần 35 tỷ đồng. Vụ 1 năm 2012, nông dân ở đây thắng lợi lớn vì ngô lai được mùa, được giá. Sang vụ 2, bà con xuống giống vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 với tràn trề hy vọng một vụ mùa bội thu. Nào ngờ, đây lại là thời điểm chớm hạn, cây ngô mọc lên, sống lay lắt trong thời tiết khô hanh, thiếu nước để rồi đến thời điểm thu hoạch, chỉ còn lại… cùi.

Ruộng ngô lai khô cháy ở huyện Kông Chro (Gia Lai)
Thị trấn Kông Chro có 726,5 ha bị hạn thì riêng cây ngô đã lên đến 600 ha, thiệt hại thành tiền gần 9 tỷ đồng. Tại đây, những cánh đồng ngô lai mênh mông hoàn toàn bị rũ lá, vàng úa, hoàn toàn không thu được quả nào. Người dân đánh lùa bò vào cho ăn (bởi cỏ cũng không còn), tuy nhiên ngay đến trâu bò cũng không thể gặm nổi.
Nông dân Võ Ngọc Mận (tổ 14, thị trấn Kông Chro) cho biết, vụ trước, 2,9 ha ngô lai của gia đình anh thu được 22 tấn hạt tươi, bán với giá 4.000 đồng/kg, thu được trên 80 triệu đồng. Vụ này, cũng chừng ấy diện tích nhưng chỉ thu được… 3,2 tấn, may ra đủ tiền giống.
Cũng ở tổ 14, vụ ngô trước, 2 ha của gia đình anh Phan Thành Sang thu được trên 20 tấn, bán với giá 4.500 đồng/kg, thu được 90 triệu đồng. Vui mừng vì ngô được mùa được giá, gia đình anh quyết định đầu tư cao hơn (từ 15 - 17 triệu đồng/ha), để rồi chỉ thu được đúng… 3 tấn. Nếu cuối vụ 1 (tháng 7/2012), anh Sang được vinh danh là điển hình về thắng lợi trong việc trồng ngô lai thì vụ này, anh lại là “điển hình” về thất bại với loại cây trồng này.
Đói trong dịp Tết
Ngày 9/1/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký văn bản công bố 8 huyện, thị xã vùng đông - đông nam của tỉnh đã bị hạn vào cuối vụ mùa năm 2012 và vụ ĐX 2012- 2013. Tuy nhiên đến nay, các sở, ngành liên quan vẫn chưa thể thống kê chính xác diện tích bị thiệt hại do hạn, cũng như số hộ thiếu đói do hạn ở các địa phương này. Chỉ riêng huyện Kông Chro, thống kê chính thức đến ngày 17/1 đã có 1.136 hộ với 6.390 nhân khẩu bị thiếu đói do hạn. Mới 1 huyện đã như vậy thì toàn tỉnh, toàn vùng Tây Nguyên, số hộ dân bị thiếu đói sẽ là không hề nhỏ.
Tết Quý Tỵ chỉ còn đếm từng ngày, trong khi nhiều vùng ở Tây Nguyên, cây trồng đang lay lắt, khô cháy ngoài đồng, người dân thì thiếu đói do không thu hoạch được, sẽ là một cái Tết không trọn vẹn với nông dân nơi đây.
Trước tình hình trên, các địa phương đang tích cực thống kê diện tích bị hạn, số hộ thiếu đói để kịp thời khắc phục hậu quả. Vận động bà con yên tâm chuẩn bị triển khai SX; các ngành, địa phương sẽ hỗ trợ giống cây trồng để kịp thời xuống giống khi điều kiện cho phép. Đồng thời sẽ tập trung cứu đói đối với số hộ bị đói giáp hạt. Điển hình như huyện Kông Chro đang lên phương án xuất ngân sách, ủng hộ đồng bào mua sắm để có một cái Tết trọn vẹn.


Theo Trần Đăng Lâm
Báo NNVN
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 28-01-2013, 09:35 AM
turbomech turbomech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 176
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những ngày này, cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn tưới nước đợt 2. Tuy nhiên, mực nước ở các sông, hồ, giếng… xuống rất thấp, kênh, suối cạn trơ đáy, khiến nhiều diện tích cà phê lâm cảnh khát nước.

Lao đao vì thiếu nước

Mặc dù những ngày qua, nắng nóng không gay gắt nhưng nguồn nước tại các sông, hồ, đập… cũng khan hiếm hơn so với cùng kỳ năm trước, vì vậy người dân đang tất bật tìm đủ mọi phương cách cứu cà phê. Tỉnh Đăk Lăk có 643 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó 516 hồ chứa, 81 đập dâng, 45 trạm bơm, 1 hệ thống đê bao, với năng lực tưới hằng năm trên 25.000 ha lúa ĐX, gần 39.000 ha lúa mùa, 45.000 ha cà phê cùng hàng ngàn ha hoa màu các loại, song nguồn nước mới chỉ đáp ứng cho hơn 72% diện tích cây trồng trong tỉnh.

Anh Bùi Văn Nghĩa ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng cho biết, sau khi tập trung tưới xong đợt 1 thì hầu hết các đập chứa nước như Yên Khánh, Ea Đinh, Ea Chiên, mực nước đã vơi đi phân nửa. Do mùa khô, các mạch nước ngầm giảm mạnh không kịp bù lại số lượng đã mất nên trong đợt 2 này, nhiều diện tích cà phê không còn đủ nước tưới.

Được biết, mỗi niên vụ người trồng cà phê phải tưới từ 3 - 4 đợt (cách nhau từ 20 - 25 ngày/đợt), nên nỗi lo trước mắt là nếu tình trạng này tiếp diễn thì những đợt tưới sau sẽ thực sự là vấn đề nan giải. Theo tính toán để đào và khoan được một giếng phải đầu tư 30 - 40 triệu đồng, chi phí chạy máy tưới cho 1 ha cà phê trong 1 đợt chi phí khoảng 4 triệu đồng tiền mua dầu. Không những thế, nhiều hộ không đủ điều kiện mua máy bơm nước mà phải đi thuê thì chi phí lại càng lớn hơn nhiều.

Tại tỉnh Đăk Nông, tính đến cuối tháng 12/2012, các địa phương trong tỉnh đã gieo trồng được gần 5.000 ha cây trồng vụ ĐX trên tổng số hơn 10.000 ha theo kế hoạch. Ngoài nhiều diện tích cây trồng ngắn ngày cần nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, toàn tỉnh còn hàng nghìn ha cây trồng lâu năm như cà phê, hồ tiêu ở các huyện Ðak Mil, Chư Jút, Krông Nô… cũng cần nước.


Ảnh minh họa

Những vùng có diện tích cà phê lớn như Đăk Song, Tuy Đức, Đăk Mil, Chư Jút… nhiều hộ nông dân đang tất bật tưới nước chống hạn cho cây cà phê. Ngoài công trình thủy lợi Đak Goun, trên địa bàn huyện Đak Mil còn có rất nhiều hồ chứa, công trình thủy nông khác cũng có khả năng không đáp ứng đủ nước cho cây trồng như công trình Đắk Ken, Vạn Xuân (thị trấn Đăk Mil), Đak Loou (xã Đăk Lao)…

Ông Lê Văn Sáu ở xã Đăk N’Drót (Đăk Mil) lo lắng: “Những năm trước, lượng nước tại công trình thủy lợi Đăk Goun rất dồi dào và cho đến tận cuối mùa khô mới cạn. Vậy mà bây giờ, người dân ở đây mới tưới đợt 2 mà mực nước đã xuống rất thấp. Nếu thời tiết gay gắt thêm nữa thì 2 đợt tưới còn lại không biết lấy nước ở đâu?”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đak Mil thì tình trạng một số hồ, đập trên địa bàn không tích đủ nguồn nước sẽ khiến cho 221 ha cà phê có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ. Các công trình thủy lợi chỉ đáp ứng tưới khoảng 20.000 ha cà phê, như vậy, còn hơn 56.000 ha cà phê còn lại người dân phải chủ động lấy nước tưới từ giếng khoan, sông, suối…

So với năm 2006, mực nước ngầm trong khu vực đã sụt giảm khoảng 3 - 5 m. Với độ sâu 40 m, giếng khoan của nông dân trước đây có thể cung cấp đủ nước tưới 2 - 3 ha cà phê, nhưng nay lượng nước không đủ tưới 1 ha.

Gian nan chống hạn

Để khắc phục khó khăn về nguồn nước tưới cho cà phê, bảo đảm cây không bị khô héo và rụng quả, các địa phương đã huy động người dân tăng cường bơm nước tại trạm bơm để kịp thời cho nhu cầu tưới của bà con, đồng thời nạo vét kênh, mương và hồ chứa để trữ nước; phân chia, điều tiết lịch bơm để bảo đảm cho các sông, hồ, đập không bị kiệt nước; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp giữ ẩm cho cây…

Hiện người trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn có thói quen tưới nhiều lần trong một mùa khô, khối lượng nước cho mỗi lần lên tới 600 - 700 lít/gốc, gây lãng phí lên tới 300 - 400 lít/gốc. Ông Lê Rế, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Năng (Đăk Lăk) cho biết: Với diện tích của huyện gần 26.000 ha cà phê thì đến nay đã có trên 8.000 ha thiếu nước trầm trọng, việc tưới chủ yếu dựa vào nguồn nước từ các sông, hồ, suối và giếng nhưng nhiều nơi cũng đã cạn kiệt.

Trước thực tế trên, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động người dân tiết kiệm nguồn nước, đồng thời, tập trung đẩy mạnh các biện pháp khắc phục phù hợp với từng địa bàn như đào thêm giếng, nạo vét kênh mương…

Hiện Sở NN-PTNT các tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, vận động người dân tiết kiệm nguồn nước, tập trung đẩy mạnh các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra.

Trần Đăng Lâm
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:30 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.