![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Xin chào ace trong diễn đàn. Tôi bị “lạc” vào vào đây (diễn đàn agriviet.com) mấy ngày rồi, nhưng không muốn tìm tìm lối ra, mà cứ loanh quanh mãi theo con BC. Tôi muốn nuôi (nhốt) vài chục cặp (chỉ có 30 m2 sân sau thôi), nhưng còn vài vấn đề chưa rõ xin được ace giúp đõ. (Tôi không có điều kiện để đi tham quan thực tế nên phải hỏi rõ, mong ace thông cảm)
|
#2
|
|||
|
|||
![]() Em cũng giống như anh đi lạc vô đây rồi lại không muốn tìm đường ra mặc dù công việc của em chẳng có họ hàng gì với diễn đàn này cả và cũng chẳng biết tí tẹo gì về chăn nuôi cả nhưng sau vài tháng vào đây thì thấy đầu óc to hơn trước theo em con giống rất quan trọng không có điều kiện mua nhiều thì anh cố gắng mua 2 hay 3 cặp rồi tự nhân giống ra nhiều sau đó mới nghĩ đến chuyện bán buôn bồ câu lông trắng hoàn toàn có người gọi là bồ câu Pháp có người gọi là Pháp lai không biết con bồ câu Pháp với con bồ câu Pháp lai giống nhau hay khác nhau nữa. |
#3
|
|||
|
|||
![]() Coi vẻ bác muốn nuôi BC theo lối nửa hoang dã, chứ không phải lối Công Nghiệp.
Tôi không biết nuôi Công Nghiệp, nhưng bác cứ theo dõi những bài tôi viết, thì sẽ biết cách nuôi nửa hoang dã . Có thể tóm lại như sau: * Chọn giống: bồ câu Ta là chính, có lai BC nước ngoài. Nếu thích màu nào, thì chỉ chọn những con giống màu đó thôi . Tuy vậy, bồ câu ta màu trắng, vẫn có thể đẻ ra con màu đen xám . Chim lai có thể bay rất kém. * Ghép đôi: khi mới mua về thì nhốt đại vào chuồng, gài lạt tre bên ngoài, nó không ra được, nhưng nhìn ra ngoài cho quen . Được vài hôm, thì mở ra lúc chiều, một lúc sau trời tối thì nó vào chuồng . Sau đó thì mở hẳn . Trong đất nhà mình có nhiều chim, thì chúng tự tìm nhau, và ghép đôi với nhau, không phải ép . Tôi đã bàn về cách ghép này, nhưng trong diễn đàn không ai làm thế, mà cứ ép 2 con cùng bố mẹ với nhau, nên gây ra đánh nhau, bỏ nhau nhiều . Chim tự ghép đôi thì ít xảy ra chuyện đánh nhau, ít xảy ra chuyện trứng ung, chết con . * Chuồng bằng gỗ kín mít, chỉ hở 1 lỗ lớn hơn BC một chút thôi . Đóng thành tầng và mỗi tầng có nhiều ngăn chuồng, mà bên ngoài chuồng cũng ngăn cách để khỏi đánh nhau tranh chỗ. Bao giờ trong nhà mình cũng phải có vài chuồng bỏ không sạch sẽ để chim tuỳ ý chọn nơi làm tổ. * Trong chuồng có đặt một nùn rơm bện to chừng cỡ ngón tay, đường kính 15 phân, để chim tự tha cành cuộng cây về làm tổ. Mỗi khi chim con ra ràng, thì vứt hết các thứ trong chuồng đi, và cọ quét sạch sẽ . Có khi bố mẹ bỏ con đấy mà đi tìm chỗ làm tổ khác . Có khi bố mẹ đánh đuổi con đi . Nếu mình ăn con, hay bán cho tiệm ăn, thì bố mẹ ở lại chuồng cũ, và tha cành cuộng về làm tổ mới . * Cho ăn: gạo, thóc, ngô, đỗ, muối hạt để riêng, cát to hạt và đá dăm để riêng . Có bể nước hay máng nước để soi bóng và uống. Máng này đặt ngoài sân, cả đàn chim hàng trăm con tuỳ ý uống và tắm . Phải thay nước luôn cho sạch . Chim đua thì bay lên rất cao, nhưng vẫn nhìn thấy bóng mình trong máng nước . * Chim nuôi bán hoang dã thì thả, không cần đóng cửa chuồng . Chim tự bay, tự về . Khi bán chim đi mà chủ không cho chuồng, thì nó tự bay về nhà mình . Nuôi chim bay về thì chẳng có tội chi cả . Chim công nghiệp không bay được . Chim bay thì ăn tốn lắm, không biết một năm ăn bao nhiêu . Thức ăn nó ăn vừa phải để bay, để mớm cho con, và để làm trứng mới cho lứa sau . * |
#4
|
|||
|
|||
![]() Cám ơn anhmytran Ý tôi là nuôi nhốt kiểu Công nghiệp, nên không biết cách làm ổ đẻ và cách ghép chim theo cặp. Vì nuôi nhốt từng cặp thì biết làm sao cho nó tự tìm cặp được, nên mới hỏi. Muốn mua chim, tôi phải ra chợ, thấy ai bán chim thì đặt cọc cho họ, rồi lứa tiếp họ để chim lớn 1 chút tự biết ăn mình mới bắt, nếu không đặt trước, họ sẽ bán ngay khi chim nấu cháo được, mà mua chim này quá non sợ không nuôi được. |
#5
|
|||
|
|||
![]() Chào chú:
Các song thò đầu ra cháu để 5cm chim cũng ko chui ra nổi . Cháu nuôi chim Pháp Thường thì nuôi được 2 tháng chim max kích thước rất dễ nhận biết qua cân nặng ,Nếu lấy cùng một dòng thì dễ dàng nhận biết điều này . Tuy nhiên nếu chú lấy tạp nham . chim lai tạp thì khó hơn . Điều này đến tầm thang 4 chim đực bắt đầu có những phản xạ cưa gái gù gù là nhận ra ngay thôi . Cứ để ý con nào bị rượt thì đó là mái con nào Phùng cái Diều ,,chúi chùi đầu xuống rồi nhảy bổ lên đó là Đực Chim nuôi nhốt chưa qua huần luuyện sẽ ko thể bay về khi phóng sinh đâu bác Ngừoi xưa thường nói chim bồ câu thích màu mè.Điều này chẳng phải đâu bác . CHim câu nuôi nhốt ai thừa hơi đi phun sơn cho tốn kém . Chỉ cần nuôi cho sạch sẽ ,ăn uống đủ chất là phát triển đều . Mới mua chim về thì rất dễ bị chết do vận chuyển,chim yếu,lây lan từ nhiều nơi ... Khi về nhà mình rồi sau vài tháng nuôi ấm chỗ nó sẽ phát triển nhanh thôi . Còn mấy cái chuyện tắm táp chỉ dành cho chim cảnh ... nuôi lấy thịt ko cần làm thế đâu bác ...Nuôi thịt mật độ dày . Nước lại chính là môi trường lây nhiễm vi khuẩn tốt đó . Khô ráo ,sạch sẽ,đủ chất,giống tốt sẽ thành công........ |
#6
|
|||
|
|||
![]() Rất cảm ơn nuoide, cho mình hỏi thêm chút. Trong diễn đàn có chỗ nói khi BC đang đẻ mà di chuyển ổ thì nó ngưng đẻ, hoặc không đẻ nữa. Vậy khi ta cần ghép lại (vì trống kém chẳng hạn) thì nên bắt con đực đi sang chuồng khác hay con cái, tức là con đực hay cái quan tâm (dẫn đến ngưng đẻ) đến cái ổ cũ hơn? Có thể thay 1 con đực khác non tuổi hơn con cái có được không? |
#7
|
|||
|
|||
![]() Đương nhiên con mái đẻ và ngưng đẻ, còn con trống thì không .
Bồ Câu cũng như người, lấy chồng trẻ hơn thì càng vui . |
#8
|
|||
|
|||
![]() Theo mình đo kích thước chính xác chuồng lưới mình đang nuôi thì: a # 3.8cm. Nơi gác cây để lót ổ đẻ thì có 2 thanh để lót: thanh thứ nhất là 20cm, thanh thứ 2 là 30cm. Nếu lót theo thanh 20cm thì BC đứng đụng đầu vào ổ. Nếu 30cm thì không và khoảng diện tích đáy chuồng để đạp mái, nuôi con rộng hơn. Ổ đẻ của BC thì hiện nay mình đang lót bằng rổ nhựa (cảm thấy vừa thì xài, không quan tâm kích cỡ). Tuy nhiên nếu nhỏ quá khi ấp, nuôi con BC xoay trở khó và có thể làm văng con ra ngoài (mình đã bị trường hợp này rồi). Ổ lớn quá thì diện tích chuồng bị hẹp lại. Nếu nuôi ít, theo mình cũng chẳng cần phải quan tâm đến việc làm ổ đẻ bằng lưới. Làm bằng rổ nhựa hay rế nồi (bằng tre) vẫn được. Việc di chuyển thì BC có thể ngưng đẻ hoặc không đẻ thì mình nghe nói rất nhiều nhưng chưa gặp phải vấn đề này. Trường hợp của mình như sau: 2 cặp BC đang đẻ (mỗi ổ 4 trứng: 4 con mái) mình mang cả 4 con đến chỗ mình mua, chủ trại ghép tức thì cho mình trong vòng 1.5 giờ, thành 2 cặp (đổi 2 trống thành 2 mái). Mang về nhà (cách chỗ đổi khoảng 120km) mình nhốt chung bình thường. Sau khoảng 20 ngày thì 2 cặp bắt đầu đẻ lại và lứa trứng đầu tiên đều bị hư. Sau lứa đó, chúng đẻ đều và nở cũng đều cho đến hiện nay. À, khi mang BC đi đổi thì mỗi cặp đã đẻ khoảng 5 lứa trứng. Vài dòng. Thân. |
#9
|
|||
|
|||
![]() Bạn hoclachinh à, bạn nói: "Việc di chuyển thì BC có thể ngưng đẻ hoặc không đẻ thì mình nghe nói rất nhiều nhưng chưa gặp phải vấn đề này..."
Nghe thì như thể 2 việc trái nhau, nhưng theo mình nghỉ, bạn không nói sai, mà các ace khác cũng không bịa ra để nói, chắc là họ đã gặp rồi nên nói vậy. Vậy nên mình nghỉ có lẽ mấu chốt ở chỗ chỉ cần không thay đổi ổ đẻ của BC cái là không sao. Câu "Việc di chuyển thì BC có thể ngưng đẻ hoặc không đẻ" hiểu là: Việc di chuyển sang ổ đẻ khác thì BC có thể ngưng đẻ hoặc không đẻ Còn trường hợp của bạn theo mình thì đó là việc cho BC cái đi "du lịch" rồi về (không thay đổi chuồng và ổ đẻ) + lấy chồng mới + di chuyển chổ ở mới của BC đực. Như vậy tạm kết luận (không biết có đúng hay không): Không nên thay đổi chuồng và ổ đẻ của BC cái đã và đang đẻ để tránh việc BC ngưng đẻ. Vì còn 1 việc chưa ai nói nữa, nếu có ace nào có điều kiện thì thử nghiệm cho mọi người biết với, đó là: Mang luôn cả chuồng BC đang đẻ đi nuôi 1 vị trí khác, hoặc bán (tặng) luôn cả chuồng và BC đang đẻ cho bạn bè, người thân. Tui chưa biết gì đâu, nói sai chỗ nào mọi người bỏ qua nha. Tui đang dự định nhưng chỉ mới đóng chuồng xong chứ chưa mua được BC. Đi hỏi quanh đây ( bán kính 20 km), có mấy nhà có, nhưng phải đợi 2 tháng nữa, chán quá. |
#10
|
|||
|
|||
![]() Tôi không rõ BC công nghiệp chuyên môn bị nhốt thì có ảnh hưởng không, nhưng BC nuôi kiểu thả, thì khi chuyển cả chuồng đi, cũng phải nhốt lại, mấy hôm cho quen, mới mở cửa chuồng ra. Vì vậy, có thể ảnh hưởng ăn uống bay nhảy của nó, ảnh hưởng nó làm trứng và đẻ trứng. Vả lại, BC nuôi thả thì là giống nửa hoang dã, không thuần như BC công nghiệp . * Bạn hỏi về BC công nghiệp, thì có lẽ không ảnh hưởng đâu. * Bạn có ưu điểm đọc và hiểu rất kỹ, nhất là chỗ rút ra kết luận của bạn, từ những điều người viết rất sơ sài. * |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|