Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Diễn Đàn Nông Sản > Tin Tức Nông Nghiệp
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-01-2013, 09:33 AM
maitrunglam maitrunglam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 203
Mặc định Để đặc sản của nhà nông vươn xa

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những năm qua, người tiêu dùng trong nước đã được tiếp cận gần hơn với nhiều sản phẩm chất lượng do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tuy nhiên, theo phản ảnh của nhiều DN, sự gắn kết giữa họ với các nhà phân phối vẫn chưa thực sự bền chặt. Điều này dẫn đến thực trạng, người tiêu dùng chưa được tiếp cận nhiều hàng hóa chất lượng được sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản của các địa phương.

Mong muốn của người nông dân trồng bưởi là đặc sản của họ được vươn ra thị trường quốc tế
Ảnh: TL

"Đặc sản” chỉ loanh quanh trong vùng
Tại hội nghị "Chắp nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa khu vực phía Bắc” do Bộ Công thương tổ chức diễn ra hôm qua (19-12), vấn đề làm sao để các sản phẩm là "đặc sản” của các vùng miền (chủ yếu do các hộ nông thôn sản xuất – PV) đã được đưa ra "mổ xẻ” kỹ lưỡng.



Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, thời gian qua, do những khó khăn chung của nền kinh tế, sản lượng sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều DN sản xuất đã phải đóng cửa vì thiếu vốn. DN nào có thể trụ vững được cũng buộc phải thu hẹp sản xuất vì tồn kho lớn, khó tìm được đầu ra. Bởi vậy, theo Thứ trưởng Thoa, nếu kết nối một cách vững chắc được ba nhà: Nhà nước, DN phân phối và DN sản xuất ở thời điểm này sẽ là một trong những bước đi quan trọng để đẩy lùi những khó khăn của các DN hiện nay về tồn kho và sức mua thấp.

Quan trọng hơn, kinh tế nông nghiệp nông thôn đang là một thành phần chiếm vai trò trọng yếu trong nền kinh tế. Việt Nam là "cái nôi” của nhiều "đặc sản nhà nông”, vậy nhưng cái khó của các hộ sản xuất hiện nay là người tiêu dùng khó có thể tiếp cận nhiều được với các sản phẩm "đặc sản” ấy. Theo số liệu cập nhật mới nhất của Bộ Công thương, đến nay, cả nước có khoảng 698 siêu thị tại 60 tỉnh (tăng khoảng 9,4% so với năm 2011), 127 trung tâm thương mại tại 40/63 tỉnh (tăng khoảng 8,5% so với năm 2011). Ngoài ra, còn hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng khắp cả nước. Thế nhưng, trên thực tế, người tiêu dùng lại khó tìm được những thứ mang tính "đặc sản” ở các vùng miền tại các hệ thống phân phối hiện đại này. Nguyên nhân chính ở đây, theo Thứ trưởng Thoa, một phần do khó khăn từ nội tại nền kinh tế, song khó khăn chính là bởi, các hộ sản xuất ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi thường mang tính "tự phát”, chưa biết cách xây dựng thương hiệu. Vậy nên, nhiều sản phẩm họ làm ra dù có chất lượng và giá phải chăng, nhưng cũng chỉ "loanh quanh” ở địa phương mình.

Bà Thoa lấy ví dụ, các sản phẩm cơ khí của Công ty cơ khí Xuân Thành (Bắc Giang) rất chất lượng và hữu ích nhưng lại chỉ được chính người dân ở Bắc Giang biết đến, còn lại hầu như ai nghe tên cũng… lạ.

Tương tự, sản phẩm bánh kẹo Tràng An dù cũng khá có tiếng, và là đơn vị sản xuất lâu năm, song do chưa kết nối mạnh với các hệ thống siêu thị, những kênh phân phối hiện đại nên cũng chưa thực sự chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng ở nhiều địa phương, mà vẫn "quanh quẩn” ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc.


Kênh phân phối hiện đại sẽ đưa các sản phẩm đến gần với người tiêu dùng

Yếu về kỹ năng kinh doanh

Nhận định về những khó khăn hiện tại của các DN sản xuất nội địa, đặc biệt là các hộ sản xuất nằm ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Big C Thăng Long cho rằng, tuy chúng ta có rất nhiều sản phẩm "cây nhà lá vườn” chất lượng được chính bà con nông dân sản xuất nhưng chưa thể đến được rộng rãi với người tiêu dùng. Lý do là bởi, kỹ năng về marketing của các hộ nông dân hoặc hợp tác xã ở vùng sâu, vùng xa rất hạn chế. Vấn đề về bao gói sản phẩm cũng đang là một bất cập ở các vùng này, bởi muốn đến được tay người tiêu dùng và mở rộng ra khắp các vùng miền, sản phẩm phải có thương hiệu, và phải được quảng bá rộng rãi, nhưng hầu như những DN nhỏ, các hộ sản xuất ở nông thôn đều chưa làm được. Bởi vậy, theo ông Dũng, vai trò của nhà quản lý (ở đây là các sở Công thương các địa phương – PV) rất quan trọng trong việc kết nối các DN, hộ sản xuất với các DN phân phối. Ông Dũng cho rằng, nếu tận dụng được những kênh phân phối, bán hàng hiện đại (Big C, Coop.mart, Hapro, Intimex…) thì các sản phẩm "đặc sản” của các địa phương sẽ dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn, đặc biệt, đây sẽ là cơ sở để không chỉ người trong nước biết đến các sản phẩm của các địa phương mà cả người nước ngoài cũng sẽ biết đến.

Ngoài ra, theo bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Bộ Công thương cần sâu sát để tìm hiểu các sáng kiến từ cơ sở, phát hiện những mô hình hoạt động từ thực tiễn và ủng hộ kịp thời bằng những chính sách phù hợp, để từ đó, các DN, hộ sản xuất có động lực vươn xa.

Duy Phương
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:52 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.