Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Kiến thức Nông nghiệp - Nông thôn > Trồng trọt
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 15-10-2012, 01:25 PM
agtexqng agtexqng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 167
Mặc định Bệnh trên cây ăn trái

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

1.Bệnh bồ hóng
Tên khoa học: Capnodium mangiferae
Triệu chứng
Có một lớp muội màu đen bao phủ xung quanh các bộ phận của cây. Tác nhân
Do nấm Capnodium mangiferae. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
Nấm tạo thành những mảng bồ hống đen trên lá và trái. Chất dịch do rầy và rệp tiết ra làm nấm phát triển, nấm không phá huỷ tế bào và có thể tự bong tróc ra khi trời khô nắng, tuy nhiên nấm có thể làm giảm quang hợp của lá và làm đen xấu quả. Bệnh chỉ phát sinh khi cây có rầy rệp, rầy rệp nhiều thì nấm cũng nhiều. Biện pháp phòng trừ
- Diệt côn trùng chích hút (rầy, rệp). - Tăng cường chăm sóc, bón phân tưới nước đầy đủ trong mùa khô. - Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa cành tạo tán, mật độ trồng thích hợp.

2.Bệnh cháy lá
Tên khoa học: Rhizoctonia solani
Triệu chứng gây hại
- Vết bệnh trên lá ban đầu là những vết nhỏ, sũng nước, lan rộng nhanh, vết bệnh lớn có màu xám nhạt khi khô với rìa màu nâu tối, hình dạng bất định, lá phát triển kém và co lại, lá bị rụng. - Cây con trong vườn bị nhiễm bệnh, lá và ngọn bị cháy, sau đó khô gây hiện tượng chết ngọn. - Lá, cành tiếp xúc hay nơi gần mặt đất dễ nhiễm bệnh. Tác nhân
Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
- Điều kiện ẩm ướt có thể thấy sợi nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Các hạch nấm đôi khi cũng thấy được trong điều kiện như vậy. - Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm và trong trường hợp nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả. Biện pháp phòng trừ
- Trong vườn ương, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước. - Không đặt cây sầu riêng con dưới tán sầu riêng lớn. - Thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh. - Tạo vườn cây thông thoáng, thu dọn cỏ dại và rác. - Tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa. - Phun các loại thuốc hóa học như Bonanza, ThioM, Ridomil MZ Validamycin (Validan, Vanicide…), để phòng trị bệnh. - Kết hợp việc phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất. - Dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị.

3.Bệnh Chảy Nhựa

Tên khoa học: Phytophthora spp
Triệu chứng
- Bệnh có nhiều dạng triệu chứng khác nhau trên lá, thân, trái và rễ, bệnh có thể phát triển nhanh lên ngọn hoặc quanh gốc thân. - Ở rễ, những vết thối màu nâu tối trên rễ dinh dưỡng lan nhanh sang rễ lớn và rễ cái, gây biến màu hệ thống rễ, khi kéo lên vỏ rễ tuột ra ngoài. - Trên thân, những khu vực sũng nước có màu tối với nhựa cây tiết ra xung quanh, bên trong vỏ bị chết, mô gỗ bị hóa nâu thành những sọc, cây bệnh có tán vàng, sinh trưởng kém, năng suất thấp và có thể chết sau đó. - Trên lá, vết bệnh là những khu vực có màu đen tối sũng nước, chồi non bị hóa đen và chết, lá bị bệnh bị rụng trong khi vẫn còn xanh. Trên quả đầu tiên là những vết có màu nâu tối lan rộng nhanh bên ngoài vỏ và vào sâu bên trong quả, quả bệnh có mùi đặc trưng và rụng sớm, trời ẩm có thể thấy một lớp nấm màu trắng xuất hiện trên vết thối. Tác nhân gây bệnh
Do nấm Phytophthora spp. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh
- Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương mới ở gốc, cổ rễ. Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa. Điều kiện nóng ẩm, những bào tử tạo ra trên quả bệnh có thể lây lan lên tán cây cao hơn. - Đất bị úng nước hay thừa ẩm làm cho bệnh phát triển mạnh hơn Biện pháp phòng trừ
- Tạo điều kiện thoát nước tốt vườn cây, tránh cho cây bị thừa nước. - Vệ sinh vườn cây, tỉa cành, tạo tán thông thoáng. - Không trồng quá sâu, nên trồng ở mật độ thích hợp. - Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc. - Sử dụng gốc ghép kháng bệnh. - Các biện pháp như bón thêm phân hữu cơ hoai mục, sử dụng nấm đối kháng Trichoderma spp có tác dụng khống chế nguồn bệnh trong đất. - Sử dụng thuốc trừ nấm như Mexyl-MZ, Ridomil-MZ, Topsin M, Aliette, …; Có thể phun đều trên tán cây và đất xung quanh cây, hay cạo vết bệnh và quét dung dịch thuốc.

(TIẾP TỤC CẬP NHẬT.....)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:20 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.