Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Kiến thức Nông nghiệp - Nông thôn > Nuôi trồng Thủy hải sản
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-10-2012, 09:38 AM
bich_pham bich_pham đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 173
Mặc định Nuôi cá trắm đen công nghiệp: Phương pháp mới và hiệu quả

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ở Việt Nam, từ trước đến nay cá trắm đen hầu như chỉ được nuôi ghép trong ao từ 1-2 con/ 100 m2 với mục đích tận dụng thức ăn dư thừa của các loài cá khác và các thức ăn có sẵn trong nước nên sản lượng và năng suất cá trắm đen không cao. Hiện nay, phương pháp nuôi cá trắm đen công nghiệp đang là một phương pháp mới và đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.
Năm 2008 Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiến hành thử nghiệm nuôi cá trắm đen theo hướng công nghiệp, công nghệ cao trong đó sử dụng hệ thống cấp và tuần hoàn nước để tăng lượng oxy hoà tan, đồng thời sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 35- 40% làm thức ăn cho cá..


Nuôi cá trắm đen sử dụng thức ăn công nghiệp

Hiệu quả từ nuôi cá trắm đen công nghiệp

Qua khảo sát, các chuyên gia thủy sản nhận thấy, hệ số thức ăn dự kiến tiêu tốn khoảng 2,8-3kg thức ăn/kg tăng trọng, cá thích nghi và sinh trưởng phát triển tốt trong ao nuôi. Qua đó Viện nghiên cứu thủy sản I đã xây dựng và hoàn thiện quy trình nuôi cá trắm đen công nghiệp và được nông dân nhiều nơi đánh giá cao.
Ông Nguyễn Văn Cộng ở thôn Ngải Khê, Xã Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội bắt đầu nuôi cá trăm đen công nghiệp từ đầu năm 2011. Anh đánh giá: “Thực ra thì ngày xưa thì con cá mình có thể nuôi 8 tháng, nhưng bây giờ giữa thức ăn là cám công nghiệp và ốc thì nó sẽ giảm được lượng ốc. Ngoài ra, trọng lượng cá cũng sẽ nhanh hơn và rút ngắn được thời gia nuôi”.

Môi trường nuôi cá trắm đen công nghiệp

Tuy nhiên, có một vấn đề mà các chuyên gia gặp phải khi triển khai mô hình nuôi cá trắm đen công nghiệp trong thực tế. Việc sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi sẽ cung cấp lượng đạm cao từ 35 đến 40%, song đó lại là nguy cơ gây ô nhiễm và phát triển các mầm bệnh trong ao nếu dư thừa.

Các tài liệu Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho thấy, cá trắm đen có thể nuôi đơn một mình, tuy nhiên do đặc tính của cá trắm đen sống tập trung ở tầng đáy ao nên để tận dụng tối đa diện tích ao ở tầng mặt và tầng trung, có thể thả ghép với một số loại cá khác như cá mè hoa và mè trắng. Những loại cá này không những không cạnh tranh về môi trường sống mà còn giúp cho môi trường nước sạch hơn, người nuôi giảm được chi phí dùng dùng thuốc trị bệnh cho cá. Vì vậy, cá trắm đen thường được nuôi ghép để vừa tận dụng thức ăn dư thừa để làm sạch nước vừa tăng hiệu quả kinh tế.

Trong thực tế, để làm sạch nguồn nước, nhiều nông dân đã sáng tạo thêm bằng cách đưa các máy bơm vào ao để tạo dòng nước lưu thông. Ông Lê Văn Thếu- ở xã An Nội- Bình Lục- Hà Nam tìm hiểu rất rõ đặc tính của loài cá này. Đây là loài cá sống ở tầng đáy, nên nhu cầu oxy rất lớn.
Ông Thêu nói: “Phải cần sủi, sục để cho nước nó coi như là đảo nước, tạo oxy. Ví dụ như con cá, một ngày nếu như để nguyên chỉ ăn được 4 tạ thôi, nhưng nếu có sủi sục vào, nó có thể ăn được cả tấn.”

Ông Thểu sử dụng máy bơm vào ao nuôi cá trắm đen

Điều mà ông Lê Văn Thểu nhận ra về việc tạo oxy cho cá sau này cũng được nghiên cứu trong đề tài “ Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao” của Thạc sĩ Kim Văn Vạn – Trưởng Bộ môn nuôi trồng thủy sản- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2010.
Chăm sóc cá trắm đen nuôi công nghiệp
Để triển khai nuôi cá trắm đen thực tế, ngoài điều kiện về tự nhiên thì việc đưa quy trình nuôi cá vào thực tế được khảo sát kĩ lưỡng. Thạc sỹ Ngô Thanh Hải, trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bắc Ninh là người có nhiều nghiên cứu về nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp. Thạc sĩ cho biết, trước đây, thức ăn của cá trắm đen là ốc, hến, trai,…để chuyển sang nuôi công nghiệp thì phải cho cá ăn thức ăn công nghiệp pha chế sẵn. Chính vì vậy, cần tập cho cá ăn loại thức ăn này từ khi cá còn là cá bột trong giai đoạn ương nuôi ở các trung tâm sản xuất giống. Khi cá trắm đen có cỡ từ 100 đến 200g/con sẽ được đưa về các ao nuôi.
Để cá trắm đen đạt tỉ lệ sống cao sau khi thả về ao nuôi, các chuyên gia thủy sản đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp luyện cá.


Thạc sỹ Ngô Thanh Hải (bên phải ngoài cùng) hướng dẫn cách luyện cá

Các chuyên gia thủy sản thuộc Viện nghiên cứu thủy sản I cho biết, để cá giống sau khi thả tỷ lệ sống cao, cá trước khi vận chuyển về nuôi, phải được luyện ép bằng cách nhốt cá trong ao đất hoặc bể xây đã được đánh bóng. Không luyện ép cá trong lưới hoặc giai vì cá dễ bị sây sát, vì nếu cá bị xây xát sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trong quá trình nuôi. Không đánh bắt, vận chuyển cá giống vào những ngày trời nắng to, mới mưa xong hoặc những ngày thời tiết quá rét. Khi vận chuyển nhẹ nhàng, đựng trong các xô chậu, có sục khí, hạn chế bắt cá bằng vợt.

Anh Hải cũng cho biết, việc nuôi cá trắm đen khá nhàn so với công việc của nhà nông. Với diện tích ao chia nhỏ, cá dễ nuôi và ít nhiễm bệnh nên phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, vấn đề ao nuôi đã phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
Anh Hải nói: “Trước khi nuôi cá trắm đen bắt buộc chúng ta phải cải tạo ao nuôi, vì trong quá trinh nuôi, sau mỗi năm thức ăn thừa phân cá thải ra thì bắt buộc chúng ta phải cải tạo.

Thạc sỹ Ngô Thanh Hải đã đưa ra nhận định, đối với nuôi cá truyền thống, sau khi cải tạo ao xong phải gây màu nước nhằm tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá. Nhưng đối với cá trắm đen không nhất thiết phải gây màu nước ao trước khi thả cá vì cá đã sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, hơn nữa thức ăn tự nhiên của cá trắm đen là ốc chứ không phải là sinh vật phù du, do vậy không phải gây màu nước.
Trong những chuyến đi khảo sát xuống các mô hình nuôi cá trắm đen công nghiệp ở Bắc Ninh, thạc sỹ Ngô Thanh Hải đã chỉ dẫn cách cho cá ăn đúng kỹ thuật. Khi cho ăn, cần phải cho vào khung hoặc không có khung thì nên cho ăn tập trung vào một vị trí, để hằng ngày có thể kiểm tra lượng thức ăn và quan sát được tình trạng sức khỏe của cá.


Cho cá ăn vào khung hoặc phải cho cùng vào 1 vị trí

Ở Việt Nam, lượng protein được xác định dao động trong khoảng từ 35% đến 40%. Lượng thức ăn được xác định bằng cách ước lượng theo trọng lượng của cá.
Lượng thức ăn ở giai đoạn đầu, khi cá đạt từ 200-500g chúng ta cho ăn 10-15% trọng lượng cá trong ao, còn giai đoạn từ 500g-2kg chúng ta cho ăn 6-10% trọng lượng cá.
Còn với kinh nghiệm của ông Lê Văn Thểu ở Hà Nam, lượng thức ăn cho cá phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. Xác định thời điểm thu hoạch cá và thời gian nào, nguồn thức ăn dồi dào sẽ là lúc thúc cho cá phát triển mạnh.

Thực hiện: Phương Loan- Phương Huyền
Nguồn: VTC16
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:19 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.