Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Diễn Đàn Nông Sản > Tin Tức Nông Nghiệp
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 01-10-2012, 02:29 PM
htcosg htcosg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 182
Mặc định Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ trấu, cà phê, cùi bắp

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tận dụng vỏ trấu cà phê, cùi ngô sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Nông dân tỉnh Đắk Lắk đã có sáng kiến tận dụng vỏ trấu cà phê, thân, lá, cùi ngô để sản xuất phân hữu cơ vi sinh các loại. 9 tháng đầu năm 2011, đã có hơn 11.000 tấn phân hữu cơ vi sinh được sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần làm sạch môi trường nông thôn. Trong đó, huyện Cư M’gar là địa phương sản xuất phân hữu cơ vi sinh với số lượng nhiều nhất.

Hướng dẫn bà con nông dân tận dụng vỏ trấu, cùi ngô làm phân hữu cơ vi sinh. ảnh: internet

Đắk Lắk là địa phương có nhiều diện tích cà phê, ngô lai nhất nước, mỗi vụ thu hoạch thải ra hàng trăm ngàn tấn vỏ trấu cà phê, thân, lá, cùi ngô gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ năm 2007 trở lại đây, được sự hướng dẫn của Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk, nông dân các dân tộc trong tỉnh đã bắt đầu tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để làm phân hữu cơ vi sinh. Trung tâm đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, sử dụng phân hữu vi sinh cho đồng bào ở các thôn, buôn vùng trọng điểm trồng cà phê, ngô lai; đồng thời, hỗ trợ đồng bào các chế phẩm men vi sinh để đồng bào sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Theo Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ tỉnh, việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu phế, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, để sản xuất 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh từ vỏ trấu cà phê thì cần 1.000 kg vỏ trấu cà phê, cộng 200 kg phân chuồng, 10 kg phân urê và sử dụng từ 2 - 2,5 kg chế phẩm men vi sinh. Tất cả được trộn đều, tưới ẩm, vun thành luống cao từ 1,3 - 1,5 m, bề rộng luống từ 2,3 - 3 m. Sau đó dùng bạt phủ kín để giữ ẩm, giữ nhiệt.

Sau 25 - 30 ngày mở ra, rồi đảo, trộn đều, nếu thiếu ẩm thì tiếp tục phun ít nước, tiếp tục vun đậy bạt lại giữ ẩm tiếp. Sau 2 - 2,5 tháng, vỏ trấu cà phê hoai mục, bà con mang bón cho các loại cây trồng. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ thân, lá, cùi ngô cũng như vậy. Cũng theo Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ, phân hữu cơ vi sinh không những cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi với hàm lượng dinh dưỡng khoáng đầy đủ giúp cải tạo đất, kích thích sự phát triển bộ rễ mà còn hạn chế sâu bệnh tấn công các loại cây trồng, giảm hàm lượng phân hóa học, giảm ô nhiễm môi trường.


Nguồn: Báo Tin Tức

Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:20 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.