Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Kiến thức Nông nghiệp - Nông thôn > Nuôi trồng Thủy hải sản
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-10-2012, 08:59 AM
qpham qpham đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 157
Mặc định Một số bệnh thường gặp ở cá tra, cá ba sa và cách phòng trị

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

I/ BỆNH NHIỄM KHUẨN:
1/ Bệnh Nhiễm Khuẩn Huyết Do Vi Khuẩn Aeromonas.
-Tác nhân gây bệnh:
Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas: A..hhydrophila, A.caviae, A. sobria.
Vi khuẩn có mặt bình thường trong nước, nhất là trong nước có nhiều chất hữu cơ. Cả cá tra và cá Ba sa đều dễ bị nhiễm các khuẩn trên. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi, vây xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt lồi mờ đục và xưng phù, xoang bụng chứa dịch nội tạng hoại tử.
-Phòng trị: Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng quy định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng oxy trong nước thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp,...
Dùng thuốc tím (KmnO[SUB]4[/SUB]) tắm cá, liều dùng là 4ppm (4g/m[SUP]3[/SUP] nước) đối với cá nuôi trong ao và 10 ppm (10g/m[SUP]3[/SUP] nước) đối với cá nuôi trong bè. Xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cho cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng /lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55- 77 mg / kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.
+ Streptomycin: 50-75 mg / kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.
+ Kanamycin: 50 mg/ kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 150-200 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.

2/ Bệnh Nhiễm Khuẩn Do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)
- Tác nhân gây bệnh: Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P. chlororaphis, .
- Dấu hiệu bệnh lý:
Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng, bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn, Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các mô, các chức năng trong cơ thể, khi các cơ quan bị phá hủy có thể gây chết đến 70 - 80%.
Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da, vẩy do các tác nhân cơ học, thả nuôi với mật độ quá cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng oxy giảm

- Phòng trị:
Dùng vaccin phòng bệnh, giảm mật độ nuôi, cung cấp nguồn nước tốt, tắm 3-5 ppm KMnO4 (không quy định thời gian), có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

3/ Bệnh Nhiễm Khuẩn Huyết Do Edwardsiella (Edwarsiellosis)

- Dấu hiệu bệnh lý:

Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3 - 5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh. Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.
Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30[SUP]0[/SUP] C
- Phòng trị:
Giữ sạch môi trường nước nuôi, giảm thấp mật độ nuôi, dùng vaccin phòng bệnh, có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

II/ BỆNH TRẮNG DA: (bệnh mất nhớt)
*Nguyên nhân:
- Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị sây sát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển, hoặc do môi trường không tốt.
- Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba dây ra.
* Triệu chứng:
- Thời kỳ đầu đuôi cá có vệt trắng, sau lan dần về phía trước, đến vây lưng, vây hậu môn rồi cả thân màu trắng, cá mất nhớt và đối khi bong da, bong vẩy.

* Phòng và trị bệnh:
- Đối với bệnh này thì thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc chêế rất ngắn , việc phát hiện sớm rất có ý nghĩa trong chữa trị.
- Tắm cá bệnh bằng Streptomycine 25mg/ 1 nước trong 30 phút.
- Trộn thuốc vào thức ăn như Sunfaguadin 2 – 5g/100g cá bệnh, trị liên tục 5 ngày.

III/ BỆNH NẤM THUỶ MI:
* Nguyên nhân:
- Do cảm nhiễm nấm Saprolegnia và Achlya, đặc biết là loại nấm đơn tiêm mao Saprolegnia gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạh khi nhiệt độ xuống thấp (18 – 20[SUP]o[/SUP]C).
* Triệu chứng:
- Thân cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ trông giống như sợi bông và gỡ không ra, nếu bị nhiễm nghiêm trong sẽ dẫn đến trường hợp cá bị lở loét.
* Phòng và trị bệnh:
- Tắm cá bệnh trong nước muối: 2 – 3kg/ 100 lít nước trong 10 – 15 phút. Hoặc tắm cá trong dung dich Malachite green 1 – 2g/m[SUP]3[/SUP] nước trong 30 – 60 phút hoặc liều lượng 0.01 – 0.2g/m[SUP]3 [/SUP]trong 24 giờ.

IV/ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG:
1/ Bệnh Trùng Bánh Xe:
* Nguyên nhân:

- Do 3 loại trùng bánh xe Trichodina, Triparticlla, Trichodinella ký sinh trên than hoặc mang cá.
- Bệnh xẩy ra ở các bể, ao ương mật độ dày và môi trường nuôi quá dơ bẩn.
* Triệu chứng:
- Cá tiết ra nhiều nhớt, làm các tơ mang kết lại với nhau. Cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy, có cảm giác ngứa ngáy và thích cọ mình vào thành bè hoặc cây cỏ thuỷ tinh. Bệnh nặng có thể đãn đến trường hợp cá chết hàng loạt.
* Phòng và trị bệnh:
- Dùng Sunfat đồng (CuSO[SUB]4[/SUB]) nồng độ 2 – 5 g/m[SUP]3[/SUP] tắm cho cá trong 30 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao nông độ 0.5 – 0/7 g/m[SUP]3 [/SUP]nước.
- Hoặc dùng Malachite nồng độ 0.1 – 0.2g/m[SUP]3[/SUP] tắm cá từ 30 – 60 phút.

2/ Bệnh Trùng Quả Dưa
: (bệm đốm trắng)
* Nguyên nhân:
- Do trùng Ichthyophythirius ký sinh trên da, mang và vây của cá.

* Triệu chứng:
- Trong giai đoạn đầu bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau các đốm trắng lan rộng ra và vây bị tua. Cá bệnh nổi đầu đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.
* Phòng và trị bệnh:
- Bệnh này rất phức tạp vì khi trị thuốc chỉ diệt được trùng trưởng thành (đang ký sinh trên cá) mà không diệt được bào nang (trứng) lắng đọng ở dưới đáy ao. Khi trị bệnh tốt nhất nên chuyển cá sang ao khác.
- Dùng Malachite green liều lượng 0.1 – 0.3 g/m[SUP]3 [/SUP]phun xuống ao cá bệnh hay liều lượng 1- 2g/m[SUP]3 [/SUP]tắm cá bệnh trong 30 phút. Mỗi ngày trị 1 lần và trị trong 3 – 5 ngày.
- Có thể dùng hổn hợp muối và thuốc tím vứoi liều lượng 7kg muối ăn + 4g thuôc tím/m[SUP]3 [/SUP]nước.
3/ Bệnh Sán Lá Đơn Chủ:

* Nguyên nhân:
- Bệnh gây ra do giống Dactylogyrus 9sán lá 16 móc) hoặc Gyrodactylus 9 sán lá 18 móc). Kích thước cơ thể nhỏ 0.5 – 1 mm.
- Bệnh nầy thường xuất hiện vào thời điểm nhiệt độ thấp hoặc lúc trời mưa.
* Triệu chứng:
- Sán lá đơn chủ ký sinh ở da và mang cá gây viêm loét thối rữa, Khi ký sinh vơi số lượng ít sẽ khó nhận thấy triệu chứng lâm sàng, nhưng ký sinh nhiều mang bị viêm sưng to, các tia mang bị đứt rời ra, mang cá hồng đạm và tiết nhiều nhớt làm cá ngạt thở. Cá thường tập trung ở nơi nước vào.
* Phòng và trị bệnh:
- Khi cá bị nhiễm ở mức độ nhẹ, không cần phải điều trị mà chỉ cần cải thiện môi trường nước và chú ý đến khâu quản lý, chăm sóc. Ngoài ra có thể dùng vôi bột với liều lượng 5g/m[SUP]3 [/SUP] để phòng bệnh.
- Trị bệnh: có thể dùng muối tắm cá nhỏ 0.5 – 1kh/100 lít nước và cá lớn 3 – 4kg/100 lít nước trong 15 – 30 phut. Dùng Dipterex 5% rắc xuống ao với nồng độ 0.5 – 1 kg/m[SUP]3[/SUP] . Hoặc dùng formol nồng độ 100 – 150 ml/m[SUP]3[/SUP] nước tắm cá trong 15 – 30 phút.
- Nên tẩy giun cho cá theo định kỳ 3 tháng 1 lần, mỗi đợt tẩy 3 ngày liên tục.

4
/ Bệnh Do Giun Sán Nội Ký Sinh:
* Nguyên nhân :
- Giún sán phát triển nhiều ở môi trường nước bẩn, thường gây thành dịch, bệnh không làm chết cá hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Cá càng lớn khả năng mắc bệnh càng cao.
- Do giun tròn (Philometra), sán lá (trematoda), sán dây (Bothricephalus), giun đầu móc (Acanthocephala) gây ra.
* Triệu chứng:
- Cá chậm lớn, gầy yếu và bụng trương to.
- Trong hệ thống tiêu hoá của cá hoặc trong xoang cở thể có những hạt màu trắng đục sữa (sán lá) hoặc dạng sợi dẹp dài (sán dây), sợi ngắn (1 – 4mm) cuộn lại thánh từng búi (giun tròn, giun đầu móc).
* Phòng và trị bệnh:
- Cần định kỳ tẩy giun sán cho cá, nhất là cá nuôi lồng, bè bằng cách dùng Dipterex trộng vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 1g/2kg thức ăn.

5
/ Bệnh Trùng Mỏ Neo:
* Nguyên nhân:
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa.
- Do Giống trùng mỏ neo lernaea gây nên. Cơ thể chúng dài 8 – 16mm giống như cái que, đầu có mấu (sừng) cứng giống mỏ neo, cắm sâu vào cơ thể cá.
* Triệu chứng:
- Chúng thường ký sinh ở da, mang, vẩy, mắt . . .của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết.
* Phòng và trị bệnh:
- Dùng Dipterex phun xuống ao 1g/m[SUP]3[/SUP], mỗi tuần 2 lần. Đối với lồng bè nên dùng túi treo với liều lượng 4 – 5g/m[SUP]3[/SUP] nước, mỗi tuần 2 lần.
- Hoặc dùng lá xoan liều lượng 0.3 – 0.5kg/m[SUP]3[/SUP] nước. lá xoan có thể bó thành từng bó nhỏ hay băm nhỏ thả xuống ao cá bệnh hoặc giã nát cho túi cước treo ở đầu nguồn nước.

6/ Bệnh Rận Cá:
*Nguyên nhân:
- Do giống trùng Argulus gây nê. Trùng có màu sắc giống cá, hình dạnh bên ngoài giống rệp nên được gọi là rận cá hay bọ cá. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
* Triệu chứng:
- Rận bám ký sinh trên thân, da, vây mang và xoang miệng của cá, chúng hút máu và tiết ra chất độc làm thân, da cá tổn thương tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệng khác tấn công.
* Phòng và trị bệnh:
- Dùng Dipterex liều lượng 10g/m[SUP]3 [/SUP]nước tắm cho cá trong 30 phút hoặc dùng 1g/m[SUP]3 [/SUP] phun trực tiếp xuống ao.
- Dùng thuốc tím tắm cho cá nồng độ 5 – 10g/m nước trong thời gian 10 – 30 phút.

V/ MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU HOẶC MẤT CÂN ĐỐI VỀ DINH
DƯỠNG

Nếu trong thức ăn thiếu các axit amin, nhất là các axit amin cần thiết như Arginin, Lysin, Methionin sẽ gây cho cá còi cọc, chậm lớn và dễ nhiễm bệnh

Nếu thức ăn thiếu các khoáng chất cần thiết cho cá, chẳng hạn thiếu selen (Se) thì cá sẽ dễ bị mắc chứng phù. Nếu thiếu kẽm (Zn) cá dễ bị mờ mắt, đục thủy tinh thể

Các loại vitamin cũng rất cần thiết đối với cá. Thức ăn thiếu vitamin C cá bị tóp nắp mang, dị hình cột sống, nhất là trong giai đoạn cá giống ương nuôi. Cá thương phẩm nếu thiếu vitamin C dễ dẫn đến thịt bị vàng, chất lượng thịt kém, hàm lượng protein (đạm) trong thịt giảm thấp. Nếu thiếu trầm trọng cá bị giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh, hệ miễn dịch kém, màu sắc cá sậm lại, cá chậm lớn, gầy yếu. Nếu thiếu các vitamin thiết yếu khác như vitamin A, B[SUB]12[/SUB], axit folic, thiamin gây cho cá kém ăn, thiếu máu, gầy. Nếu thiếu biotin hay vitamin E dẫn đến mỡ và thịt của cá sẽ bị màu vàng

Để phòng bệnh, người nuôi phải bổ sung đầy đủ khoáng, vi lượng vào thành phần thức ăn. Trộn đủ các loại vitamin thiết yếu và bổ sung các axit amin vào thức ăn cho cá.

Nhanonglamgiau.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:10 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.