Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Kiến thức Nông nghiệp - Nông thôn > Nuôi trồng Thủy hải sản
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
tanakaco tanakaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 137
Mặc định Có ai biết qui trình nuôi tôm Biofloc?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hathu có đọc trên một số trang web các nước bạn về quy trình nuôi tôm Biofloc, ở Việt Nam mình cũng đã có:"Công nghệ Biofloc-triển vọng mới cho người nuôi tôm". Hathu rất muốn tìm hiểu thêm về quy trình này, vậy có ai biết về nó, xin chỉ giáo giúp để mọi người cùng tham khảo ạ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
simon simon đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 174
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hỏi tám lúa đó bạn? Tám lúa rất thích mấy câu hỏi đúng gu của ổng kỉu này? Mà bạn đừng viết kỉu này dễ bị hỉu lầm là "cò mồi của tám lúa" hoặc "tám lúa giả danh" lắm đó ngen. Tám lúa có 1 chục cái nick để mồi chài kỉu này rồi nên bạn hỏi kỉu này thiên hạ hông ai dám trả lời là vậy đó. Họ sợ tám lúa nhả nọc phun xương.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
soncuoc2003 soncuoc2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 172
Mặc định

Dạ trước tiên Hathu cảm ơn tinh thần "đề cao cảnh giác" của Tu_ech. Nhưng nếu Tu_ech xem mấy topic khác cũng sẽ thấy Hathu "bị" Tamlua bắn nhức nhối luôn mà. Nay Hathu "xăm mình" hỏi tiếp, vì học mà không hỏi thì chừng nào mới biết, Hathu ko sợ bị chích, chỉ ghét cái tính "dấu dốt". Chuyện "cò mồi" có hay không cũng là cơ hội để học hỏi. Chẳng ai dám nhận mình là "Mít-tơ biết tất" cả. Cho nên, Hathu rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân. Nhất là bác Tamlua. Hathu chờ bác lên tiếng đã lâu. Nhưng có lẽ vì chỉ có 1 mình Hathu là không biết, mọi người biết hết rồi chăng? Nên bác Tám chưa cần phí thời gian. Vậy nếu đây là diễn đàn vì hiểu biết của nông dân, xin mọi người cứ thoải mái trao đổi.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
dogohuyhoang dogohuyhoang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 181
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hix, sao mà topic buồn ngơ ngác thế này. Ko ai quan tâm tới quy trình này ạ?
Hay là...có vía của bác Tám Lúa nên....
Trả lời với trích dẫn


[TR]
[TD]Ngày nuôi
[/TD]
[TD]Lượng thức ăn/ ngày
[/TD]
[TD]Thức ăn trong một vó/ cử ăn
[/TD]
[TD]Kiểm tra
[/TD]
[TD]Số lần ăn/ ngày
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]1
[/TD]
[TD]1kg
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]4
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]6
[/TD]
[TD]2kg
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]4
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]10
[/TD]
[TD]3kg
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]4
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]15
[/TD]
[TD]4kg
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]4
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]20
[/TD]
[TD]5kg
[/TD]
[TD]1.2%
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]5
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]21 – 30
[/TD]
[TD]Thêm 3%/ Giảm 5%
[/TD]
[TD]1.2%
[/TD]
[TD]Chưa sử dụng
[/TD]
[TD]5
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]31 – 45
[/TD]
[TD]Thêm 3%/ Giảm 5%
[/TD]
[TD]1%
[/TD]
[TD]1g30p -1g15p
[/TD]
[TD]5
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]46 – 60
[/TD]
[TD]Thêm 3%/ Giảm 5%
[/TD]
[TD]1%
[/TD]
[TD]1g15p – 45p
[/TD]
[TD]5
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]61- thu hoạch
[/TD]
[TD]Thêm 3%/ Giảm 5%
[/TD]
[TD]1%
[/TD]
[TD]45p
[/TD]
[TD]5
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

4 lần ăn: Thời gian Lượng thức ăn
7g sáng 30%
11trưa 30%
4g30 chiều 30%
08g đêm 10%
Nên điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày trong trường hợp sau: thời tiết thay đổi, khi tôm lột xác, chất lượng nước kém, chất lượng thức ăn giảm…
Sử dụng 4 vó/ nhá cho ao nuôi 5,000m[SUP]2[/SUP] và điều chỉnh như sau:
  • Nếu 2/4 vó ăn hết, vẫn giữ nguyên lượng thức ăn cho lần ăn tiếp theo.
  • Nếu 3 /4 vó hoặc 4/4 vó đều hết, tăng thêm 3% lượng thức ăn.
  • Nếu có 3 hoặc cả 4 vó không hết thức ăn, giảm ngay 5% lượng thức ăn lần tiếp theo.
Ghi chú: Nếu có thể, nên cho tôm ăn 5 lần/ ngày sẽ tốt hơn.
Phương pháp kiểm tra mật độ BioFloc:
  • Dùng 3 bình x 1 lít hình nón bằng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt để đo mật độ BioFloc.
  • Nhấn chìm bình trong ước ao nuôi phía trước mỗi quạt nước để lấy mẫu nước.
  • Để yên trong 20 phút.
  • Đo mức độ lắng tụ của Floc ở đáy bình
  • Ngưỡng tốt nhất là 5ml – 30ml. Nếu ít hơn 5ml, tạt thêm bột gạo/ mật rỉ đường. Nếu nhiều hơn 30ml, ngưng không tạt bột gạo/ mật rỉ đường, thời gian ngưng tùy thuộc mật độ của floc nhiều hay ít. Nếu cần thiết có thể si-phon đáy hoặc thay nước nhưng hạn chế tối đa.
  • Ngay cả khi mật độ Floc trong ngưỡng cho phép 5ml-30ml, nhưng các thông số môi trường không ổn định và chất thải nhiều ở đáy ao, tiến hành si-phon đáy ao.
  • Kiểm tra độ kiềm 2 lần/ tuần. Cần phải thêm CaCO3 + Dolomite ngay lập tức nếu <90ppm.
  • Phải tuân theo bảng hướng dẫn cho ăn ở trên.
Phương pháp duy trì Biofloc:
Thêm hàm lượng Cacbon (bột gạo + mật rỉ đường) vào mỗi cử ăn hàng ngày bằng 50% lượng thức ăn: (Bột gạo + rỉ đường = 50% lượng thức ăn).
Nếu mật độ bio-floc ít hơn 5ml, cần thêm Cacbon 100-200% lượng thức ăn và 10kg Nutrialke. Số lượng bột gạo + rỉ đường có thể được tính và quy ra trong một tuần và tạt vào ao nuôi 3 lần/ tuần.
Vd: Nếu tổng lượng thức ăn cho tôm trong tuần là 60kg è cần thêm 30kg bột gạo + rỉ đường và chia làm 3 lần tạt vào ao nuôi thứ 2, 4, 6 mỗi lần 10kg (5kg bột gao + 5kg rỉ đường).
  1. Công Suất Quạt Nước
  1. Công thức tính: cứ mỗi 500kg tôm thu hoạch = 1 ngựa (mô-tơ)
Vd: Lượng tôm post thả là 500,000 x 80% tỉ lệ sống x 20g size tôm thu hoạch = 8,000 kgs tôm thu hoạch. Lấy 8,000kg tôm / 500kg tôm = 16 hp (ngựa) mô-tơ.

Bao gồm 4 quạt nước dài (4 x 2.5 ngựa) cộng với 3 quạt nước ngắn (3 x 2 ngựa). Trong đó, có 1 quạt đặt ở giữa ao giúp các Floc không bị lắng tụ với các chất thải.
  1. Bắt đầu chạy quạt từ ngày đầu tiên khi gây màu và làm giàu ao nuôi. Sử dụng 2 quạt dài ít nhất 4 giờ mỗi ngày.
  2. Sử dụng 25% công suất quạt ngay từ đầu.
  3. Trong quá trình nuôi, chỉ cần gắn 2 quạt trong 2 tuần đầu. Sau đó tùy thuộc vào lượng tôm, tốc độ phát triển của tôm và đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan. Nếu oxy hòa tan DO < 4ppm, cần lắp thêm quạt ngay lập tức.
Vì lượng oxy hòa tan không những cần cho quá trình hô hấp của tôm mà còn cho các vi sinh, động vật phù du, tảo…Ngoài ra, khi chạy quạt cũng giúp cho các Floc được trôi nổi di chuyển, nếu không các Floc sẽ chết và tạo ra các khí độc, độc tố trong ao ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
  1. Các giá thể thẳng đứng (Lưới nhà lầu)
Các giá thể thẳng đứng nhằm gia tăng thêm bề mặt cho ăn tôm trong ao nuôi. Với diện tích bề mặt cho ăn lớn hơn sẽ cho phép sử dụng tối đa tầng nước làm sàn thức ăn cho tôm. Với các giá thể này, tôm tôm sẽ bơi lên trên để tìm thức ăn, khi đó sẽ giảm được mật độ tôm ở đáy ao, giảm stress và không cồn cắn lẫn nhau.
Quan trọng hơn, giá thể thẳng đứng là nơi tập trung của các floc (cụm động vật phù du, tảo, vi sinh…) là nguồn thức ăn tự nhiên và vi sinh có lợi cho tôm, giúp tăng tỉ lệ sống và sức đề kháng của tôm trong ao nuôi. Vì tôm thích ăn nguồn thức ăn tự nhiên hơn thức ăn công nghiệp, do đó sẽ giúp giảm đáng kể hệ số chuyển đổi thức ăn FCR.

Phương pháp lắp đặt giá thể đứng:
  1. Sử dụng các bao tải/ bao bố (đựng gạo), xử lý diệt khuẩn bằng cách nhúng các bao vào dung dịch PUR 1ppm trong vòng 1 giờ.
  2. Treo lơ lửng 6 – 8 bao trên một dây, đặt đá hoặc vật nặng ở dưới đáy để các bao không bị nổi lên.
  3. Dây cước được căng từ bờ ao này sang bờ bên kia, dây đặt giữa luồng nước chảy của quạt nước, cách góc ao 5m. Các bao đặt sao cho không làm thay đổi dòn chảy của quạt nước. Mỗi ao cần gắn khoảng 20 – 25 bao.
  4. Các bao sau khi được lắp, sẽ là nơi bám và sinh sống của các động thực vật phù du, các vi khuẩn có lợi phát triển…Do đó, tôm sẽ bám vào và ăn như là nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Vì vậy, phải theo dõi kỹ các nhá cho ăn và điều chỉnh, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR sẽ giảm nhiều.
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
info info đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 1.212
Mặc định

Chào bạn HaThu
Mình có tài liệu về Qui Trinh nuoi tom theo phương pháp SEMI BIOFLOK đây. Bạn xem có giúp ích được cho bạn không nhé.
Thân chào!



TÓM TẮT QUY TRÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THEO PHƯƠNG PHÁP SEMI - BIOFLOC
  1. Chuẩn bị ao:
  1. Chuẩn bị tất cả các trang thiết bị, đập nước, motor, dây điện… phải được lắp đặt trước khi xử lý ao nuôi. Sau khi đã phun xịt xử lý ao, không được leo lên xuống nữa.
  2. Khoảng 15 ngày trước khi thả giống, xử lý toàn bộ đáy ao và xung quanh bờ ao, các trang thiết bị…bằng sản phẩm PUR. Lượng sử dụng cho ao 5,000m[SUP]2[/SUP] như sau:
  1. Hòa tan 1 lon PUR (800g) vào 8lit nước ấm khoảng 40[SUP]0[/SUP]C. Đảm bảo PUR được hòa tan hoàn toàn.
  2. Đổ 8lit dung dịch này vào thùng 80lit.
  3. Xử dụng bình xịt, phun dung dịch PUR này lên đáy ao và bờ ao nuôi. Các trang thiết bị, cánh quạt, kênh mương, ống bơm nước….để diệt toàn bộ các mầm bệnh. Nếu không đủ, cần pha thêm bình khác.
  4. Để phơi khô 48 giờ.
  1. Xử lý nước:
  • Nước biển được bơm qua túi lọc 250-300 micron vào ao chứa lắng, sau khi đã pha thêm nước ngọt để điều chỉnh độ mặn vào khoảng 25%[SUB]o[/SUB].
  • Sử dụng vi sinh khử phèn với liều lượng 400g/ ao 5,000m2 để xử lý trong 2 ngày, lắng đọng phèn các kim loại nặng và các độc tố.
  • Sử dụng thêm cả vôi CaCO3 và Dolomit với liều lượng 300-500kg/ ao 5,000m2
  • Bơm nước từ ao chứa vào ao nuôi qua túi lọc 250-300 micron, chiều dài 5 -7m, túi lọc phải được buộc chặt vào ống bơm.
  • Diệt khuẩn và xử lý nước nuôi bằng PUR 1ppm (1kg/1,000m2), hòa tan PUR với 200lit nước tạt đều khắp ao, chạy quạt nước trong 2 ngày.
  • Sử dụng thêm vi sinh khử phèn 200g/ao 5000m2. Đồng thời dùng chế phẩm vi sinh PRO-W với lượng 50g liên tục trong 2 ngày để cung cấp hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi. Trộn 50g PRO-W với 80lit nước, sau đó tạt đều khắp ao nuôi.
  • Sau đó, nếu có châm thêm nước vào những ao nuôi bị thất thoát thì phải được bơm từ ao chứa lắng đã qua xử lý PUR 1ppm.
  1. Làm giàu môi trường nước nuôi theo quy trình Semi-BioFloc:
  1. Gây màu và làm giàu môi trường:
  • 15 trước khi thả giống – phải chuẩn bị và xử lý nước (xem ở trên)
  • 12 trước khi thả giống – gây màu theo quy trình semi-BioFloc cho ao 5,000m[SUP]2[/SUP] như sau:
- 20 kg thức ăn + 20g of PRO-W ủ qua đêm trong thùng 200lit
- 20kg bột gạo hoặc 20kg bột mì/sắn, chọn loại rẻ tiền để giảm chi phí.
- 15 kg Nutrilake
- 100 gram PRO-W
- Chạy quạt nước
  • 11 ngày trước khi thả giống – Kiểm tra độ kiềm Alkalinity nằm trong ngưỡng 100 – 120ppm. Nếu dưới 90ppm, thêm 50kg Dolomite. Sau đó kiểm tra pH.
  • 10 ngày trước khi thả giống – Thêm 20kg thức ăn đã ủ qua đêm (như trên) + 10kgs mật rỉ đường.
  • 09 ngày trước khi thả giống – Kiểm tra độ kiềm. Thêm 50kg Dolomite nếu dưới 100ppm.
  • 08 ngày trước khi thả giống – Thêm 20kg thức ăn đã ủ qua đêm (như trên) + 20kg bột gạo.
  • 07 ngày trước khi thả giống – Kiểm tra độ kiềm. Thêm 50kg Dolomite nếu cần thiết. Kiểm tra độ trong bằng đĩa secchi.
  • 06 ngày trước khi thả giống – Thêm 20kg thức ăn đã ủ qua đêm (như trên) + 20kg bột gạo.
  • 05 ngày trước khi thả giống – Kiểm tra pH, độ kiềm alkalinity, độ trong và độ mặn. Điều chỉnh pH và độ kiềm lần cuối bằng CaCO3+Dolomite. Đo lượng oxy hòa tan 2 lần /ngày vào luc sáng sớm và đầu giờ chiều. Thông báo cho trại giống nơi bắt tôm post các thông số của ao nuôi, để họ điều chỉnh trong bể cho phù hợp.
  • 03 ngày trước khi thả giống – Thêm 10kg thức ăn đã ủ qua đêm (như trên) + 10kg bột gạo hoặc rỉ đường. Tăng lên 20kg nếu độ trong lớn hơn 50cm.
  • 01 ngày trước khi thả giống – Kiểm tra các thông số. Nếu cần thêm 10kg thức ăn đã ủ qua đêm + 5kg bột gạo hoặc rỉ đường hàng ngày cho tới khi độ trong đạt 40cm.
  1. Khi độ trong đạt 40cm đo bằng đĩa sechi, ao đã sẵn sàng thả giống.
  2. Sauk hi thả giống và trong quá trình nuôi, tuân theo bảng hướng dẫn cho ăn và luôn luôn thêm cacbon hydrat (bột gạo/ rỉ đường) theo hướng dẫn.
  1. Hướng dẫn thả giống: (xem quy trình)
  2. Trong khi nuôi: (xem quy trình)
  1. Bảng hướng dẫn cho tôm ăn:
Số lượng: 100,000 PL. Phải cho tôm ăn ngay sau khi thả.
[TABLE]


  #6  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
nghiathanhwood nghiathanhwood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 177
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào hathu-yeunongnghiep mình có ít tài liệu về vấn đề này chia sẻ cho bạn nhé. Phương thức nuôi này là phương thức nuôi thuỷ sản khép kín ứng dụng sinh học. Phương thức nuôi này không chỉ đc áp dụng với nuôi tôm mà còn đc áp dụng nuôi cá dự án này là sự hợp tác của bộ nông nghiệp với Australian Government . Click chuột vào đây để tải về nhé hoặc click vào đường dẫn sau

http://www.mediafire.com/?bfkcld5nn1anmla
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
maitrunglam maitrunglam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 203
Mặc định

mình cũng đang tìm hiểu quy trình biofloc giống bạn hathu.nhưng chưa biết mô tê gì hết thấy câu trả lời của bạn ''hai phuoc'' cũng hiểu chút ích ròi nhưng còn chưa chi tiết,bạn hathu đã tìm có tài liệu nào chi tiết hơn nửa không ''như là phải tạc mấy thứ thức ăn,bột gạo vào lúc nào trong ngày thì tốt nhất vv...'' và nếu không có vi sinh pro-w thì xài vi sinh khác được không.cuối cùng cho mình hỏi là Nutrilake là chất gì vậy các bạn.mình rất mong các bạn giúp đỡ
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
bavico bavico đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 157
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cô chủ topic đâu rồi............................................. .................................
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
brackbell brackbell đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 166
Mặc định

Úi chà, chào làm quen bạn thuysandopa,
Cám ơn bạn thật nhiều về tài-liệu trên. Chỉ đọc lời mở đầu là tui khoái trong bụng liền!
Bởi tui mê nuôi cá, mà không có kinh-nghiệm, ngoài nuôi cá kiểng, nên sẵn có chút kinh-nghiệm về thủy-canh, tui Copy mô-hình đối-phó với cặn bả (thức ăn dư) và chất thải của cá bài-tiết trong ao bằng cách đưa hết ra ngoài rồi xử-lý, bằng 2 ngã:
1- Từ đáy bể : Cặn nầy bỏ luôn, hay dùng nuôi Trùn.
2- Cặn nhỏ lở lửng : Bơm liên-tục ra ngoài, cho qua 1 lọc cơ-học để lọc cặn và tiếp ngay sau đó là lọc sinh-học (cũng có thể hiểu là Bio-floc như trong tài-liệu bạn cho).
Như vậy, N độc hại (NH4 và N02) đã được vi-sinh biến thành N không độc (NO3), cây dùng ngay được, nên tui cho chạy ngang hệ-thống thủy-canh, thanh-toán nốt, trước khi chảy vào bể lại.
Sở-dĩ tui phải theo Aquaponics qua nhiều công-đoạn như vậy là tại tui "nhát", muốn cho chắc ăn càng nhiều càng tốt. Vụ nầy tui bị bà con phản-đối quá trời! Hì hì, bởi cho như vậy là quá nhiều giai-đoạn!

Sẵn đây, tui nhờ bạn giúp :
- Làm sao có thêm tài-liệu?

Lần nữa, cám ơn bạn thật nhiều.
Thân.
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 17-10-2012, 09:58 AM
vivamigiu1 vivamigiu1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 171
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Từ nguồn link của thuysanpoda qua bài PDF file cho ta thấy 2 tác giả của bài viết là Ts Hoàng Tùng của Thủy Sản 3 Nha Trang, Michael Burke và Daniel Willett của Thủy Sản bang Queensland, Australia.

" Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI
(CARD VIE 062/04)
MS5: Xây dựng mô hình nuôi không thải
nước
Tác giả: Michael Burke, Hoàng Tùng & Daniel Willet

12/2007
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
2
Xây dựng mô hình nuôi cá bằng mương nổi không thải nước thải ra
môi trường
D.J. Willett1, C. Morrison1, M.J. Burke1, L. Dutney1 & T. Hoang2
1Department of Primary Industries and Fisheries, Bribie Island Aquaculture Research Centre, Bribie
Island, Queensland, Australia.
2Nha Trang University, International Centre for Research and Training, NHATRANG City , Vietnam
Correspondence: Daniel Willett, Bribie Island Aquaculture Research Centre, PO Box 2066 Bribie
Island, Queensland, 4507 Australia. daniel.willett@dpi.qld.gov.au
Người dịch: Hoàng Tùng và Lưu Tường Ngọc Hiếu (HNAQUA)
"



Họ chỉ thu lượm tài liệu viết lên một bài gọi là trả nợ hằng năm cho cái bằng Ts của họ, bởi vì một Ts không có một bài báo nào VIẾT BẰNG TIẾNG ANH VÀ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN CÁC TUẦN SAN BÁO QUỐC TẾ, thì coi như là cái bằng PGSTS (Phó Giáo Sư Tiến Sĩ) có TÂM CỞ QUỐC TẾ liệng luôn, cho nên họ phải tìm một đề tài để họ viết mà khả năng và kiến thức của họ có giới hạn cho nên họ chỉ sưu tầm tài liệu và dịch thuật điển hình là:

Người dịch: Hoàng Tùng và Lưu Tường Ngọc Hiếu (HNAQUA).

Qua hình ảnh cung cấp trong PDF file:


Hình 3. Bể thí nghiệm xử lý nước thải: bên trái là bằng công nghệ Bio-floc.

Bio-floc???



Cho ta thấy ĐỒNG TÁC GIẢ chưa hiểu, chưa biết, chưa thấy, nói đến chi là SỜ MÓ Biofloc.

Biofloc khi kết tụ hình thành nó ĐÓNG THÀNH TỪNG MẢNG NHƯ BỌT CÁ BẢY TRẦU và CÓ MÀU NHƯ NƯỚC QUAY SINH TỐ RAU MÁ.







Kết luân:

Bài nầy của tác giả Michael Burke, Hoàng Tùng chỉ đọc chơi cho vui, nó chỉ có giá trị cho các Sinh Viên, cho các nhà Trí Thức để trả nợ cái bằng PGSTS, chứ không có giá trị gì cho người nuôi trồng.

Thật sự muốn nghiên cứu thấu triệt về môn VÕ HỌC thì phải tìm BÍ KÍP bản gốc, còn tìm bản dịch TAM SAO THẤT BỔN ...Người nuôi phải bắt thang lên hỏi ông Trời (trên đời nầy có cái thang không?).
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:26 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.