Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam

Trở lại   Chợ thông tin Nông Sản Việt Nam > Kiến thức Nông nghiệp - Nông thôn > Chăn nuôi
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
vuong_it vuong_it đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 187
Mặc định nuôi ong vò vẽ : nghề mới

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nhắc tới đuôn dừa, đuôn chà là thì ai cũng biết đó là đệ nhất đặc sản miền nam , nhưng nói đến trứng ong vò vẽ có lẽ nhiều người còn chưa biết , trứng hay gọi là ấu trùng ong vò vẽ thì có hình dạng gần giống như đuôn dừa nhưng thon và nhỏ hơn có thể chế biến được nhiều món ăn nhưng ngon nhất là nầu cháo và chiên giòn,món ấu trùng này có vị béo ngậy giống như đuôn dừa nhưng có mùi đặc trưng riêng, thơm ngon và ăn nhiều không thấy ngán..




Thức ăn của ấu trùng là các l'oại côn trùng khác nên rất giàu đạm.hiện nay đã có nhiều người nuôi loại ong này kết hợp với trồng rừng .
Điển hình là ông Vũ Phi Phụng ở phú thọ:



Dựa vào địa hình đồi núi trung du, khí hậu ổn định, sau nhiều trăn trở về lựa chọn cách làm kinh tế, ông Phụng đã quyết tâm đi theo nghề nuôi ong rừng ngay tại vườn nhà dưới chân núi Buộm. Đây là một nghề khá mạo hiểm mặc dù vốn đầu tư ban đầu không lớn mà chủ yếu là nhờ vào sự may rủi của thiên nhiên, thời tiết nhưng ông Phụng vẫn quyết tâm theo đuổi. Là một loại vật nuôi có nguồn gốc từ núi rừng và là ấu trùng nên việc nhân giống ban đầu hết sức tỉ mỉ và khó khăn.


Ngay từ những ngày đầu, ông Phụng phải lặn lội lên rừng sâu để tìm bắt những tổ ong đang chuẩn bị xây tổ mang về vườn nhà để nhân giống mùa sau. Khi đã có một vài tổ, đến mùa thu hoạch, vào mùa đông, ông có cách duy trì giống và nhân giống rất đặc biệt. Dùng rơm, rác phủ kín tổ ong tạo nơi trú ngụ mùa đông cho ong trưởng thành và giữ chân ong tại vườn nhà. Đến mùa sinh sản và xây tổ, mỗi con trưởng thành sẽ tự tách đàn và tự xây thành tổ riêng ngay trong vườn nhà và xung quanh ruộng lúa, ven rừng. Từ đó, ông Phụng có thể có được hàng trăm tổ ong.



Cùng với việc tự nhân giống, gia đình ông Phụng còn cất công lên Yên Bái, Lào Cai để mua những tổ ong mới xây về nuôi tại vườn của gia đình để tăng số lượng đàn ong. Trong quá trình nuôi và nhân giống, ông Phụng cũng gặp không ít những khó khăn về con giống. Nếu thời tiết không thuận lợi cộng với việc bị nhiễm độc thì ấu trùng có thể bị hỏng hay ong chúa kém thì ong thợ có thể bỏ tổ bay đi nơi khác.



Với diện tích vườn khoanh nuôi khoảng hơn 3 sào cộng với đồi cây và chia làm 3 khu nuôi, ông Phụng đã nuôi hai giống ong chính mang lại hiệu quả kinh tế cao là ong vò vẽ và ong bầu đất. Đây là hai loại ong được thị trường tiêu thụ ưa thích. Trong đó loại ong bầu đất có giá trị kinh tế cao hơn nhờ giá trị dinh dưỡng của nó nhưng khó nuôi hơn. Kiên trì và bền bỉ, đến nay, vườn ong nuôi của ông Phụng đã lên tới hơn 300 tổ cộng với hơn 20 tổ ong bầu đất đang đến thời gian cho thu hoạch.

Thời gian nuôi loại ong rừng này không dài chỉ khoảng 3 tháng là cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm trong điều kiện thời tiết ấm áp. Vào vụ thu hoạch lúa tháng 9, ông Phụng cắt các tổ ong đã cho thu hoạch và cho vào lưới sắt mang bán tại thị trường trong tỉnh rồi Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Dương...Mỗi tổ ong vò vẽ bình thường cũng bán được từ 70 đến 100.000 đồng. Đặc biệt, giống ong bầu đất có thể cho giá từ năm trăm đến một triệu đồng. Loại nhộng ong dùng làm thực phẩm với giá 100.000 đồng/ 1 kg. Kiên trì bền bỉ với nghề nuôi ong rừng tương đối mạo hiểm này, mỗi năm vườn ong rừng đã mang lại cho gia đình ông Phụng thu nhập từ 30 đến 35 triệu đồng, giúp cho gia đình ông từng bước thoát nghèo. Đến nay, nhờ có nghề nuôi ong rừng, gia đình ông đã ổn định cuộc sống và xây được căn nhà mái bằng khang trang, góp phần ổn định kinh tế xã hội của địa phương.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
thaogii thaogii đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 156
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Phải nói đây là cái nghề nguy hiểm chứ không phải là " khá mạo hiểm " . ai bị nó chích 1 phát là thấy mấy ông trời, chạy xa 10m nó còn đuổi theo chích, lặn xuống nước ngóc đầu lên là nó làm cái cớp liền, tui chưa thấy ai dám đốt ong ban ngày mà phải đợi đến đêm mới dám. Quê tui mổi lần đi đốt ong rất vui, rủ rê mấy ông hàng xóm đốt 4 đến 5 cây đuốc cùng hè 1 2 3 đưa lên 1 lượt, sau đó đem vô nấu cháo, thêm 1 chúc xíu nước cốt dừa ăn rất ngon, ăn xong ai bị dị ứng nổi mề đai thì lấy tàn ong đốt trùm mền xông 1 chúc là hêt.
Tui thấy nếu nuôi ong vò vẽ, cái khâu khó nhất là làm sao lấy được nhộng, mà không phải đốt hết cả đàn ong.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
gastech gastech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 190
Mặc định

Ái chà! Nhọng thì nấu cháo, ong thì chiên giòn. Ái chà! Hết ý luôn! À! Bây giờ còn có ong ngâm rượu nữa chứ, loại này thì rất tốt cho sức khoẽ.

Ngày xưa ông bà ta nuôi ong để đánh Mỹ nữa đó! Vậy thì nghề này họ có tuyệt chiêu đó, nếu không là bị cái cốp liền. He he . . .
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
tranthu tranthu đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 178
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hehehehe !! bữa hôm kia có anh chàng hỏi cách nuôi chó để bảo vệ trang trại. Nuôi "con này" cho một công đôi chuyện nà !!
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
mepasco mepasco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 175
Mặc định

Mình thì chỉ bị ong vàng đốt thôi nhưng cũng rất tê, được con này đốt thì sốt liền đấy. 10 con này đốt là thăng
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
agtexqng agtexqng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 167
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đã chấp nhận nuôi thì đã chấp nhận bị "cốp cốp" rồi! Hi hi . . . Mà phải có cách trị chứ, nếu không bị cả đàn đánh đì sao đây ta?
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
pidc.hn pidc.hn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 188
Mặc định

lúc trước ở gần nhà ,đàn bò đang ăn ở cánh rừng trên cây cao có 1 tổ ong này ,tụi tui chơi ác bẻ cây phang banh cái tổ của nó rồi chạy ,Hic nó bay re đè bò "sực " bò chạy te tua luôn he he
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
brackbell brackbell đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 166
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Một số người đi rừng họ có bài thuốc riêng để chữa khi ong vò vẽ cắn vì thế ko bị sốc phản vệ mà chết . Còn người bình thường ko có thuốc gia truyền đừng có dại mà bắt chước . Chỉ cần bị phá tổ . cả đàn ong nó lao vào tấn công thì chỉ vài tiếng sau là đi đời nhà ma ngay .... Mấy trăm cái tổ kia mà bị thằng nào nó điên điên ném đá hoặc đốt rơm khói lung tung thôi là hàng vạn con ong sát thủ giết người như chơi ....
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
trinhqtoan trinhqtoan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 167
Mặc định

híc híc quan trọng là lúc thu hoạch làm sao thu hoạch? !
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 25-12-2012, 04:35 PM
hlfumiture hlfumiture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 163
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nếu thu hoạch theo cách thông thường, dùng lửa, khói để hun để xua đuổi đàn ong lớn thì có thể đàn sẽ bỏ tổ hoặc bị tiêu diệt. Vậy thì thu hoạch bằng cách nào để giữ lại bầy đàn? Các bác có thể tư vấn cho mọi người hiểu rõ về cách thu hoạch.
Chào cả nhà!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:53 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.