![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Ngành cà phê khó có thể duy trì thành tựu xuất khẩu trên 3 tỉ đô la mỗi năm do năng suất và sản lượng đã chạm ngưỡng giới hạn. Xuất khẩu cà phê nhân đang bị thiệt tới hai lần do thông lệ trừ lùi trên thế giới và giá cà phê nhân thường biến động mạnh hơn cà phê chế biến. Liệu cà phê chế biến có là một hướng phát triển phù hợp cho ngành cà phê Việt Nam để xóa bỏ tình trạng được mùa mất giá và nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới? Tăng trưởng xuất khẩu dựa vào lượng Năm 2012, cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,4 tỉ đô la, đứng ở vị trí thứ 4 trong câu lạc bộ các ngành hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch trên 2 tỉ đô la, đóng góp 13,2% vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản và có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng đầu trong nhóm 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2012. Lượng xuất khẩu trong năm 2012 tăng 55% so với năm 2011 và là mức cao kỷ lục trong lịch sử xuất khẩu cà phê Việt Nam. Lượng xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với năm 2011 đã bù đắp cho sự sụt giảm về giá, nên kim ngạch xuất khẩu cả năm tăng gần 50% so với năm 2011. Tuy nhiên triển vọng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tương lai tiếp tục giữ vững ở mức này khó có thể lặp lại do sản lượng bị hạn chế vì các vấn đề diện tích, năng suất và chất lượng vườn cây. Chạm ngưỡng giới hạn về sản xuất Năm 2012, diện tích canh tác cà phê đã lên tới gần 615 nghìn héc ta, cao hơn 23% so với quy hoạch tổng thể ngành đến năm 2020, do đó khó có khả năng tiếp tục mở rộng. Năng suất cà phê trung bình của Việt Nam đã đạt tới 2 tấn/héc ta, cao hơn gấp rưỡi so với năng suất trung bình của Indonesia và duy trì ổn định trong khoảng 5 năm vừa qua. Xem chi tiết tại http://www.hophuongcoffee.com/vn/ |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|